Mụn ở tuổi dậy thì, chăm sóc da thế nào cho đúng?
5 nguyên tắc "sống còn" ngăn chặn trẻ dậy thì sớm Dậy thì sớm ở trẻ em: Hồi chuông báo động với các bậc phụ huynh |
Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, làn da của trẻ bắt đầu tiết nhiều dầu và bã nhờn do sự thay đổi hóc môn, với các bạn nam thì lượng dầu sẽ tiết ra nhiều hơn các bạn nữ do lượng androgen ở nam giới cao hơn. Khi lượng dầu tiết nhiều hơn mà trẻ chưa biết cách làm sạch da và chăm sóc da thì lúc đó mụn trứng cá sẽ hình thành. Mụn có thể xuất hiện ở vị trí mặt, lưng hoặc ngực với nhiều dạng khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn nang.
Nguyên nhân gây ra mụn là do các nang chân lông chứa các tuyến bã nhờn. Bình thường tuyến bã nhờn này sẽ tiết ra một lượng vừa đủ để bôi trơn da và tóc nhưng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, các hóc môn sẽ kích thích lượng dầu và bã nhờn nhiều hơn, các tế bào chết từ lớp sừng sẽ khiến các lỗ chân lông bị tắc khiến cho lỗ chân lông bị viêm, sưng tấy và mẩn đỏ.
Nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng kín, và sưng đỏ phình ra ngoài gọi là mụn đầu trắng.
Nếu lỗ chân lông tắc nghẽn nhưng vẫn mở, bề mặt trở nên sẫm màu thì sẽ hình thành mụn đầu đen.
Nếu lỗ chân lông mở, có bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn chui xuống, vi khuẩn phát triển, gây ra vết sưng đỏ và hình thành nên mụn bọc.
Lỗ chân lông bị viêm lâu ngày, nhân mụn ẩn dưới da gây nên tình trạng da sần sùi thô ráp.
Cách chăm sóc da hằng ngày dành cho tuổi dậy thì
Làm sạch và chăm sóc da đúng cách trong giai đoạn dậy thì sẽ giúp cho trẻ có 1 làn da khỏe mạnh, giảm nguy cơ mụn trứng cá. Trường hợp trẻ bị mụn thì cần phải hiểu đúng về tình trạng mụn của mình để có những kiến thức chăm sóc da phù hợp, tránh làm tình trạng mụn nặng thêm. Dưới đây là một số gợi ý giúp trẻ chăm sóc da đúng và đủ:
Làm sạch da: Rửa mặt 2 lần một ngày bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp da của mình. Nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn, tránh cọ rửa, chà sát quá mạnh khiến cho lớp biểu bì bị tổn thương gây kích ứng. Không nên rửa mặt quá 3 lần trong ngày, rửa mặt nhiều sẽ làm cho da khô rát và đau.
Sử dụng kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Với những bạn sử dụng kem chống nắng hoặc trang điểm thì cần tẩy trang trước khi đi ngủ, lựa chọn nước tẩy trang không chứa dầu để giảm tình trạng bít tắc. Tẩy trang sẽ giúp da loại bỏ những dầu thừa và tế bào chết trên bề mặt da.
Tẩy da chết 2 đến 3 lần trong 1 tuần bằng các sản phẩm tẩy da chết hoá học hoặc vật lý nhằm giảm tình trạng dày sừng, phòng bít tắc lỗ chân lông.
Cân bằng lại độ PH da và độ ẩm bằng nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của mình.
Rửa sạch mặt sau khi tập thể dục vì mồ hôi là nguyên nhân làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến cho những làn da đang mụn trở nên nặng nề hơn.
Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn lựa chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của mình.
Khi sử dụng keo xịt tóc hoặc gel tạo kiểu tóc nên tránh xa mặt, một số thành phần trong sản phẩm tóc sẽ làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc gây kích ứng.
Nếu vùng lưng, ngực bị mụn cần hạn chế mặc quần áo chật, bó sát vì dễ bị cọ xát gây kích ứng.
Không dùng tay chạm lên mặt.
Không tự ý nặn mụn.
Xây dựng chế độ ăn thích hợp: Không ăn những thực phẩm khiến cho da bị nổi mụn như đồ ăn dầu mỡ, chiên dán, cà phê, rượu bia và chất kích thích. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin.
Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng stress.
Giai đoạn dậy thì là thời điểm đẹp nhất của tuổi trẻ. Đừng để các vấn đề về da làm ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. Cha mẹ hãy đồng hành và hướng dẫn con thực hiện các chế độ chăm sóc da hợp lý để có làn da khỏe mạnh, sáng mịn và mềm mại. Nếu tình trạng da của trẻ xuất hiện mụn trứng cá, và tiến triển ngày càng nặng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và cung cấp những liệu pháp chăm sóc da phù hợp với tình trạng da hiện tại.
Theo BS Thiều Thị Huyền Nhung – Bệnh viện Nhi T.Ư/kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/mun-o-tuoi-day-thi-cham-soc-da-the-nao-cho-dung.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00