Mua vắc xin, thời điểm đã chín muồi
BIDV ủng hộ Bộ Y tế 25 tỷ đồng để mua vắc xin phòng Covid-19 Mua vắc xin phòng Covid-19 là trường hợp cấp bách Bổ sung 1.237 tỷ đồng mua vắc xin phòng Covid-19 |
Tiêm vắc xin là chìa khóa để miễn dịch cộng đồng tiến tới đẩy lùi đại dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn) |
Có thể nói, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, lại liên tục có những biến chủng mới với tốc độ lây lan hơn thì “chìa khóa” để phòng, ngừa đại dịch Covid-19 tốt nhất là vắc xin. Đặc biệt, trong lúc nước ta phải chứng kiến làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, những đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước vẫn trong giai đoạn thử lâm sàng (sớm nhất cuối năm mới có thể đưa vào sử dụng) thì việc Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về việc mua vắc xin phòng Covid-19 là quyết định quan trọng, khẳng định chân lý “sức khỏe nhân dân là số một”.
Cũng cần lưu ý thêm, xung quanh việc mua vắc xin phòng Covid-19 của Chính phủ, trên một số trang mạng xã hội cũng như một số ý kiến “chuyên gia” nhận định rằng, Việt Nam đã chậm chân trong cuộc đua vắc xin! Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện, Việt Nam không hề chậm chân, mà đúng hơn chúng ta phải thận trọng.
Như chúng ta đã biết, theo quy trình để có một loại vắc xin bất kỳ đưa vào sử dụng, chu kỳ từ lúc nghiên cứu, sản xuất, thử lâm sàng đến khi chính thức lưu hành ít nhất phải mất từ 3-5 năm. Với vắc xin phòng Covid-19, vòng đời từ lúc nghiên cứu đến thử lâm sàng và đi vào sử dụng rất ngắn, vì lý do đại dịch nên việc đưa vắc xin vào sử dụng mang tính thần tốc.
Chính vì yếu tố an toàn, chúng ta phải xem xét hết sức cẩn trọng xem các nước sử dụng hiệu quả ra sao? Có tác dụng phụ thế nào?... mới tính đến việc mua. Giờ trong bối cảnh, hầu hết các hãng sản xuất vắc xin đang lưu hành đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo an toàn, chúng ta mới tin tưởng tiến hành thương thảo để mua. Mua với phương châm “bằng mọi cách phải có ít nhất 100 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ nay đến cuối năm”.
Thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Tờ trình báo cáo Chính phủ xem xét, phê duyệt việc thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, dựa trên tính toán của Bộ Y tế, Việt Nam dự kiến mua 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí mua vắc xin khoảng 21.000 tỷ đồng; kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4.200 tỷ đồng. Về nguồn kinh phí để mua vắc xin, ngân sách Trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, đảm bảo cho các đối tượng do Trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn; ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Đặc biệt, khi dịch kéo dài thì nhu cầu vắc xin hàng năm tăng cao, kinh phí mua vắc xin sẽ lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn Ngân sách Nhà nước thì sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân, nên cần tiến hành xã hội hóa để đủ nguồn kinh phí cho việc dự phòng vắc xin. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19.
Quỹ vắc xin phòng Covid-19 có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của quỹ cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Quỹ sẽ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán nhà nước. Quỹ được vận động quyên góp, tài trợ; tiếp nhận, quản lý sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định.
Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn khó khăn, nếu chúng ta thành lập Quỹ vắc xin để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, nếu Quỹ vận hành một cách công khai, minh bạch, hiệu quả, chắc chắn sẽ có đủ lượng tiền cần thiết để mua dự phòng vắc xin.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49