“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa

(LĐTĐ) Hơn 20 năm qua, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm luôn dành trọn tình yêu, niềm đam mê của mình cho nghệ thuật múa rối nước. Ông đã sáng tạo ra sân khấu múa rối nước thu nhỏ, mang rối nước đi biểu diễn, quảng bá với khán giả trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Người “giữ hồn” phường rối nước Chàng Sơn Múa rối nước, góp phần “giữ hồn” dân tộc

Sứ giả văn hoá thầm lặng

Ghé thăm sân khấu rối nước thu nhỏ của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm những ngày cuối năm, số lượng khách du lịch quốc tế đến xem các tiết mục do nghệ sĩ biểu diễn ngày càng đông. Căn nhà bốn tầng nằm trong con ngõ nhỏ tại phố Chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) gần như được bố trí dành trọn cho nghệ thuật múa rối nước.

Từ bên ngoài nhìn vào qua ô cửa cổng đã thấy những chú rối đặt bên khung cửa sổ ở các tầng. Những tấm Bằng khen, Giấy chứng nhận, ảnh chụp lưu lại hoạt động biểu diễn rối nước ở nhiều nơi trong và ngoài nước được nghệ sĩ đặt trong từng khung kính. Không gian sân khấu rối nước thu nhỏ ấy chứa đựng tình yêu và tâm huyết của nghệ sĩ với nghệ thuật rối nước truyền thống.

“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm giới thiệu nghệ thuật múa rối nước truyền thống, cách làm con rối cho du khách quốc tế.

Chia sẻ về hành trình theo đuổi nghệ thuật múa rối nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - cái nôi của nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã được ông nội và cha truyền dạy cho những bí quyết tạo hình con rối, cách thức biểu diễn các trò rối nước hấp dẫn người xem. Khi lớn lên, rời làng quê ra thành phố, ông mang theo tình yêu quê hương mà trong đó có tình yêu đối với nghệ thuật rối nước.

Trong thời gian tham gia hoạt động ở đoàn nghệ thuật múa rối nước của gia đình, ông sớm nhận ra sự hạn chế của mô hình sân khấu múa rối nước lớn là cồng kềnh, khó di chuyển, không thích hợp với đoàn biểu diễn có ít người. Bởi thế, ông luôn trăn trở, thôi thúc bản thân phải tìm tòi, sáng tạo ra một mô hình sân khấu rối nước gọn nhẹ để có thể đưa nghệ thuật múa rối đến nhiều nơi, gần hơn với công chúng.

Năm 2000, mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm được ra mắt. Sân khấu thu nhỏ vẫn giữ nguyên được những yếu tố cơ bản của sân khấu rối nước truyền thống, song gọn nhẹ, cơ động hơn nhiều: Toàn bộ thủy đình và bể nước chỉ rộng khoảng 2-3m2. Mô hình múa rối nước đặc biệt độc đáo ở điểm có thể biểu diễn bởi một người thay vì 3-4 người điều khiển con rối như ở mô hình truyền thống.

“Muốn giữ nghề truyền thống thì nghệ sĩ phải đứng thật vững trên nền tảng truyền thống, kết hợp tìm tòi, sáng tạo các tiết mục mới, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa rối nước của khán giả. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những trò diễn mới, cải tiến mô hình để phù hợp cho việc biểu diễn ở khắp mọi nơi, đưa múa rối nước cổ truyền của Việt Nam vươn xa tới các châu lục”, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ.

Cứ thế, hơn 20 năm qua, ông Liêm đã đem sân khấu múa rối nước thu nhỏ đi biểu diễn các tiết mục tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, những khu vực vùng sâu, vùng xa, hay trong những lớp học… Nghệ sĩ cũng đã đưa múa rối nước đến với nhiều ngày hội văn hóa ở các nước trên thế giới như: Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Canada, Italy, Ba Lan, Mỹ...

Với lối đi riêng biệt, tiên phong đó, dù ở bất cứ nơi đâu, tiết mục biểu diễn của ông cũng nhận được sự thích thú, những tràng vỗ tay khen ngợi của khán giả. Sau các tiết mục biểu diễn, ông Liêm còn dành thời gian cho khán giả giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước truyền thống, cũng như giới thiệu về lịch sử, những đặc trưng của người Việt. Với ông, đó cũng là cách quảng bá nét đẹp văn hoá Việt nói chung và nghệ thuật rối nước truyền thống nói riêng tới du khách quốc tế.

Tay nâng niu những con rối, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm bộc bạch: “Nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật múa rối nước nói riêng hiện nay đang bị thế hệ trẻ quay lưng nếu không có sự sáng tạo, cải tiến, tiếp cận với khán giả theo những hướng mới thì sẽ bị mai một. Mô hình sân khấu múa rối gọn nhẹ có thể tiếp cận mọi nơi, đưa vào trong lớp học hay biểu diễn ở nước ngoài điều mà sân khấu múa rối truyền thống không thể thực hiện được. Với cách làm đó tôi sẽ đưa múa rối nước đến gần hơn, nhiều hơn với công chúng”.

Những tác phẩm mới mang hơi thở thời đại

Bày tỏ sự ngưỡng mộ sau khi xem những tiết mục múa rối do nghệ sĩ Phan Thanh Liêm biểu diễn, bà Diana O’Sullivan (du khách người Anh) cho hay: “Tôi được đoàn du lịch giới thiệu múa rối nước là nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, trong chuyến thăm Hà Nội lần này, tôi đã đặt lịch để được trải nghiệm thực tế các tiết mục múa rối. Tôi rất ấn tượng khi nghệ nhân đã cải tiến mô hình múa rối nước, sáng tạo ra những tiết mục, sử dụng con rối để giáo dục mọi người bằng những câu chuyện hài hước, dễ hiểu. Thông qua các con rối, nghệ nhân đã giao tiếp, truyền đạt nhiều thông điệp ý nghĩa đến với khán giả”.

“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa

Càng đi biểu diễn nhiều nơi, nhận được nhiều sự cổ vũ của bạn bè quốc tế, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm lại càng trăn trở làm sao để nghệ thuật rối nước không bị mai một. Chia sẻ cảm xúc sau những chuyến lưu diễn tại nước ngoài, nghệ sĩ cho rằng, điều khiến ông vui nhất không chỉ là sự yêu mến của khán giả mà còn là sự tự hào khi giới thiệu được văn hóa truyền thống của quê hương đến với bạn bè quốc tế. Sự đón nhận của khán giả đã giúp ông có thêm nhiều động lực để đi tiếp con đường mà cha ông đã chọn.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật múa rối nước cổ truyền, bên cạnh việc khai thác, phục hồi các tích trò rối mang đậm bản sắc Việt như chăn trâu thổi sáo, chọi trâu, đánh võ, rước kiệu, đua thuyền, múa rồng… nghệ sĩ Phan Thanh Liêm đã sáng tạo ra những tác phẩm rối nước mới, phản ánh được những vấn đề của con người và cuộc sống hôm nay. Nhiều tiết mục, chương trình múa rối nước đề tài hiện đại như về văn hóa giao thông, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường sống… đã được nghệ sĩ xây dựng, biểu diễn thu hút sự đón nhận của đông đảo khán giả...

Nguyễn Hoa

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động