Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh

(LĐTĐ) Xuất phát là giải pháp tình thế nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biến việc dạy học trực tuyến trở thành giải pháp lâu dài, vừa bổ trợ dạy học trực tiếp và trong trường hợp cụ thể có thể thay thế trực tiếp. Điều này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc.
Trường hợp bất khả kháng, có thể cho học sinh làm bài kiểm tra trực tuyến Ngoại thành Hà Nội tích cực triển khai dạy học trực tuyến

Tạo điều kiện học mọi nơi, mọi lúc

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Thông tư được coi là hành lang pháp lý, chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến.

Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh
Học sinh học trực tuyến trong thời gian tạm nghỉ học tập trung tại trường do dịch Covid-19.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích của dạy học trực tuyến là hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục. Hoạt động này cũng nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để các em được học ở mọi nơi, mọi lúc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nguyên tắc của dạy học trực tuyến là nội dung phải đáp ứng mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến. Cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên khi thực hiện hoạt động này cần tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa) Nguyễn Khắc Thuật cho rằng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên là hết sức cần thiết. Thông tư quy định hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề bám sát chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp và có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục để bảo đảm chất lượng dạy học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế về lâu dài chứ không phải chỉ khi có dịch bệnh như hiện nay.

Bày tỏ sự đồng tình với những quy định của Thông tư, anh Lê Văn Bằng (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, học trực tuyến mang lại “lợi ích kép” khi vừa góp phần phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa duy trì chất lượng dạy và học. “Dạy học trực tuyến đang là xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là lựa chọn hàng đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài. Thực tế dạy và học trực tuyến thời gian qua cho thấy, nhiều giáo viên đã có sáng tạo, tổ chức bài giảng theo cách mới để học sinh dễ tiếp thu kiến thức” - anh Lê Văn Bằng chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo anh Lê Văn Bằng, việc học trực tuyến còn bộc lộ một số vấn đề khó có thể giải quyết được ngay như hạn chế về tính tương tác giữa thầy với trò, trong trao đổi nhóm, kiểm soát việc học của học sinh. Thực tế này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải quản lý tốt việc học của con em mình và các em học sinh cũng phải tự giác, tránh học đối phó thì việc học trực tuyến mới đạt kết quả như mong muốn.

Chuẩn bị kỹ các điều kiện

Trường Trung học cơ sở Đông La (huyện Hoài Đức) là một trong những “điểm sáng” của Hà Nội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Theo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Dung, để phục vụ dạy học kết hợp hiệu quả, hệ thống giáo án phải được giáo viên biên soạn kỹ càng, khối lượng kiến thức cơ bản, phù hợp với từng đối tượng học sinh khi dạy học trực tuyến. Trong kiểm tra đánh giá, nhà trường sẽ chọn hình thức trắc nghiệm trực tuyến với một số bộ môn ở các bài kiểm tra thường xuyên. Còn một số môn có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để đảm bảo tính chính xác, minh bạch cho kết quả dạy học.

Đặc biệt, theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, trong áp dụng hình thức kiểm tra trực tuyến, việc giám sát phải đảm bảo khách quan, công bằng cho học sinh. Theo đó, trước hết phải tuyên truyền giáo dục để học sinh có ý thức tự giác, giáo viên xây dựng đề và thời gian làm bài phù hợp. Trong quá trình làm bài, giáo viên có thể yêu cầu học sinh bật camera trong điều kiện cho phép hoặc có thể sử dụng một số phần mềm hỗ trợ để giám sát việc làm bài trực tuyến. Ngoài việc học sinh tự giác, nhà trường, giáo viên cũng phải nâng cao trách nhiệm, tăng cường giám sát từ khâu ra đề bài đến lúc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trực tuyến, đảm bảo công bằng cho học sinh.

Theo Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Tại Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm (quận Nam Từ Liêm), thời gian qua, nhà trường đã thông tin, tuyên truyền nội dung Thông tư đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các nội dung liên quan đến quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến, đặc biệt là các phần mềm dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền… để phục vụ dạy học trực tuyến. Nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp ngay cả khi học sinh vẫn đến trường bình thường nhằm tạo thói quen, kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học trực tuyến cho cả giáo viên và học sinh.

Theo cô giáo Hoàng Thị Yến (Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm), để dạy học trực tuyến hiệu quả, bên cạnh năng lực đội ngũ là sự bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền… Điều này rất cần sự vào cuộc của chính quyền, các cơ quan, tổ chức liên quan; sự đồng hành của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Hoạt động thu chi học phí cho dạy học trực tuyến cũng cần được hướng dẫn để các nhà trường có căn cứ thực hiện và giáo viên yên tâm giảng dạy.

Cùng quan điểm, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (quận Hoàn Kiếm) Ngô Kiều Linh cũng cho rằng, để hoạt động này đạt hiệu quả hơn cũng cần lưu ý thêm về mặt đường truyền Internet. Hiện nay, đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng không đăng nhập được vì nhiều người sử dụng đường truyền học trực tuyến trong cùng một thời gian hoặc đang học bị thoát ra, bị gián đoạn, chất lượng hình ảnh, âm thanh kém. Do vậy, việc này cần được cơ quan liên quan khắc phục để việc dạy và học trực tuyến luôn thông suốt, bảo đảm chất lượng./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.

Tin khác

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ học 9 ngày liên tục. Thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025.
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 có 6.482 thí sinh đăng ký dự thi (tăng 663 thí sinh so với năm học 2023 - 2024).
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động