Lương tăng, nhà giảm giá!
Nhà ở công nhân… Không dừng lại ở mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Việc vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó có đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 là một chính sách nhân văn cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về các vấn đề liên quan đến dân sinh và công bằng xã hội.
Cần nhắc lại đây không phải là gói tín dụng “giải cứu” bất động sản như một số thông tin trên mạng xã hội mà là chính sách để người có thu nhập thấp tiếp cận được với nhà ở.
Còn tại Hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh cách đây không lâu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm rất rõ ràng đối với thị trường này, cụ thể là các doanh nghiệp bất động sản phải tuân thủ nguyên tắc thị trường. Kinh doanh lúc lãi, lúc lỗ…
Vào thời điểm hiện tại, khi các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn, các dự án và giao dịch bất động sản chững lại… khiến không ít người tỏ ra lo lắng, vì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế, thời gian qua dòng tiền chảy vào thị trường này tương đối lớn, nên khi thị trường bị chững lại, cả nền kinh tế lẫn nhà đầu tư bị ảnh hưởng là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, nếu nhìn góc độ quản lý và quy luật kinh tế, sự chững lại của thị trường bất động sản gắn với việc Chính phủ dự kiến “bơm” gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội và lộ trình tăng lương có hiệu lực từ 1/7 tới đây là tín hiệu mừng.
Vì sao lại là tín hiệu mừng? Như chúng ta đều biết, kinh tế xã hội sẽ phát triển ổn định khi lương - giá là một thể thống nhất. Nghĩa là, người làm công ăn lương phải sống và có tích lũy được từ lương. Nhưng kể từ những năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh, sức nóng về giá đất đã góp phần làm cho chỉ số giá các lĩnh vực khác tăng theo… trong khi lương bị tụt lại.
Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao, một viên chức tích góp hàng chục năm vẫn không mua nổi căn nhà chung cư tầm trung ở Hà Nội.
Chính vì vậy, bước ngoặt của thị trường bất động sản cũng như việc Chính phủ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội gắn với lộ trình tăng lương hy vọng sẽ dần dần đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất. Khi đó, các bất cập trong nội tại nền kinh tế - xã hội cũng dần được giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

Miễn đăng kiểm, giãn chu kỳ kiểm định hiểu sao cho đúng?

Đại hội Công đoàn cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Tin khác

Dọn “tổ” đón “đại bàng”
Bình luận 21/03/2023 13:02

Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!
Bình luận 16/03/2023 11:42

Lương tăng, nhà giảm giá!
Bình luận 14/03/2023 08:44

Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ
Bình luận 07/03/2023 10:05

Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online
Bình luận 02/03/2023 08:29

Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ
Bình luận 23/02/2023 20:30

Đại lộ sinh đại phú
Bình luận 21/02/2023 08:29

Đẩy nhanh các dự án giao thông, tạo sự bứt phá cho Thủ đô
Bình luận 18/02/2023 18:50

Xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn
Bình luận 17/02/2023 18:08

Tăng “sức khỏe” cho đội ngũ y bác sĩ
Bình luận 16/02/2023 11:19