Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Các ngân hàng thương mại tăng giảm lãi suất phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền, hỗ trợ thanh khoản Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với bất động sản khu công nghiệp, khu chế xuất

Nghị quyết yêu cầu tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường BĐS đi đôi với kiểm soát rủi ro; coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng; có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.

Cùng với đó, phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán… một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường…

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội
Chính phủ sẽ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội. (Ảnh minh họa: HP)

Nghị quyết đề ra mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS, trong đó tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án BĐS, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội...

Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có việc hoàn thiện thể chế; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, Chính phủ sẽ trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ quyết nghị triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Về giải pháp nguồn vốn tín dụng, Chính phủ chỉ rõ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp BĐS khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án BĐS nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch. Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Đối với nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật; kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá, đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển...

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc rà soát, phân loại xử lý các dự án BĐS đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường do vướng mắc pháp lý để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án BĐS để có các biện pháp xử lý phù hợp (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…) theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng; nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án BĐS, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp…

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

(LĐTĐ) Theo nghị trình Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được trình vào sáng 5/6.
Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

(LĐTĐ) Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời…
Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

(LĐTĐ) Nói về đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng để đảm bảo đạt chính sách đa mục tiêu, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”.
Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

(LĐTĐ) Thảo luận dự thảo Luật Giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, về cơ bản đã tháo gỡ được các vấn đề khúc mắc trong thẩm định giá. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của địa phương trong quản lý về giá.
Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

(LĐTĐ) Trước những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất sốt ruột khi chưa thấy Chính phủ đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà mới chỉ trình kéo dài thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số hàng hóa, dịch vụ bằng một nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

(LĐTĐ) Thời gian qua, làng game Việt vẫn chưa hết bất ngờ trước đề nghị của Bộ Tài chính về việc, bổ sung trò chơi điện tử (game online) vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

(LĐTĐ) Sacombank là ngân hàng tiếp theo giảm lãi suất huy động, giúp mặt bằng lãi suất tiếp đà đi xuống.
Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, có chính sách cơ cấu giãn nợ… nhưng như vậy là chưa đủ để giúp doanh nghiệp phục hồi. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mong muốn chính sách tiền tệ của NHNN cần chủ động, linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, tín dụng 4 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt 3,04%. Nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy vốn ra nền kinh tế, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các gói tín dụng cho vay tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, hệ thống hóa đơn điện tử phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế đã được ngành Thuế triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2022. Và hiện tại, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh đã chuyển đổi đồng bộ sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho cả người nộp thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động