Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: “Đòn bẩy” góp phần nâng cao văn hóa giao thông
Góp phần bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông Nâng cao văn hóa giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật |
Hiệu quả nhãn tiền
An toàn giao thông luôn là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Dù các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, trên phạm vi cả nước, mỗi ngày vẫn xảy ra hàng trăm vụ tai nạn, làm chết và bị thương nhiều người. Hậu quả để lại là nỗi đau cho người thân, thêm gánh nặng cho xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân, song lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng TNGT là ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế. Trước thực trạng đó, việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông luôn được coi là mục tiêu quan trọng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
![]() |
Để văn hóa giao thông đi vào nề nếp là trách nhiệm của mỗi người sẽ là chìa khóa nâng cao văn hóa giao thông, xây dựng đô thị văn minh. |
Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng Thủ đô. Tuy nhiên, trong sự phát triển chung, hệ thống giao thông của Hà Nội vẫn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó, vấn nạn ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô là nan giải hơn cả. Đáng nói, một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, TNGT lại xuất phát từ những vi phạm tưởng chừng nhỏ như: Vượt đèn đỏ, chở hàng hóa cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…
Không khó để thấy, trước thời điểm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được áp dụng, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, lực lượng chức năng đã xử lý nhiều trường hợp có hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông phổ biến như: Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, lưu thông ngược chiều, không tuân thủ vạch kẻ đường,…
Sau hơn 1 tháng được thực thi, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã làm thay đổi, chuyển biến tích cực về ý thức tham gia giao thông, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu tai nạn, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho thấy, trong 1 tháng Luật Trật tự an toàn giao thông có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ TNGT đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương.
Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỷ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Từ những số liệu cho thấy, ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT.
Lan tỏa văn hóa giao thông Thủ đô
Rõ ràng, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 168 của Chính phủ đã và đang trực tiếp vun bồi văn hóa giao thông Thủ đô. Ngay khi được Luật Trật tự an toàn giao thông có hiệu lực, có thể nhận thấy, bước đầu người dân đã tham gia giao thông trong môi trường trật tự hơn, an toàn hơn, dần hình thành văn hóa giao thông lành mạnh, văn minh.
Qua đó thể hiện việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông; bảo vệ quyền con người; bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, đã xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý Nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; đáp ứng yêu cầu bảo đảm tốt an ninh trật tự và phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở góc nhìn rộng hơn, văn hóa giao thông sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, an toàn, thân thiện trong đó mọi người cần phải tuân thủ Luật Giao thông cũng như có ý thức để tự giác bảo vệ tính mạng, tài sản và sức khỏe của chính mình. Ứng xử văn minh trong giao thông không chỉ là nét đẹp của người Hà Nội mà còn là chìa khóa để mỗi người tự bảo vệ bản thân, cuộc sống và mở ra những cánh cửa tốt đẹp của tương lai phía trước.
Theo tìm hiểu, ngoài việc triển khai hiệu quả Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 168 của Chính phủ, thời gian qua, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp xây dựng văn hóa giao thông, tạo chuyển biến trên các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông theo các tiêu chí chân - thiện - mỹ, nâng cao nhận thức và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Việc tuyên truyền, lan tỏa văn hóa giao thông Thủ đô qua ảnh là ví dụ. Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mới đây Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội đã tổ chức Triển lãm “Người Hà Nội thanh lịch văn minh - Chung tay xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô”.
![]() |
Hình ảnh không đẹp của một người tham gia giao thông đã được lực lượng chức năng nhắc nhở. |
Qua hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật được bố cục theo hai nội dung chính: An toàn khi tham gia giao thông và Xây dựng nét đẹp văn hóa giao thông văn minh, thanh lịch của người Hà Nội, triển lãm tập trung giới thiệu những hình ảnh và thông số về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó là những nét đẹp, văn minh khi tham gia giao thông của người Hà Nội. Qua đó, tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng tới công chúng thông điệp: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”, góp thêm tiếng nói kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng nét đẹp văn hóa giao thông ở Thủ đô.
Thực tế cho thấy, những quy định mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 168 của Chính phủ không làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng những vi phạm về trật tự, an toàn giao thông nếu không được đẩy lùi, thì không chỉ người vi phạm đối diện với mức xử lý nặng mà nguy cơ TNGT sẽ luôn thường trực… Với những quy định nghiêm khắc của pháp luật, với sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, người tham gia giao thông đang tạo dần cho mình các thói quen tốt để tham gia giao thông an toàn, văn minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giao thông 22/04/2025 15:54

Tàu xe “cháy” vé trước dịp nghỉ lễ
Giao thông 22/04/2025 06:23

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Giao thông 21/04/2025 07:33

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ
Giao thông 19/04/2025 22:30

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4
Giao thông 19/04/2025 17:42

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện
Giao thông 19/04/2025 16:41

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 19/04/2025 12:12

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Giao thông 19/04/2025 11:48

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Giao thông 17/04/2025 14:01

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc
Giao thông 16/04/2025 18:47