Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô

Khuyến khích xây bãi đỗ xe

Thiếu quỹ đất dành cho giao thông, hoàn thiện hạ tầng giao thông, thiếu bãi đỗ xe... là những vấn đề đang đặt ra cho giao thông tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận khi góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, nếu giao thông hiện đại, xã hội sẽ hiện đại và đề nghị quan tâm tới giao thông ở Hà Nội, đặc biệt là giao thông tĩnh.

Theo đại biểu, giải quyết giao thông tĩnh ở Hà Nội đạt khoảng 10%, còn 90% lượng xe đỗ tại các bãi đất trống, đất xen kẽ, đất dự án chậm triển khai, các khu vực công cộng, như lòng đường, vỉa hè, bãi xe trong các bệnh viện, trường học, công viên...

Đại biểu đoàn Bình Định đề nghị tại Điều 30 dự thảo Luật quy định phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông có nhắc tới các chính sách phát triển về bãi đỗ xe ô tô, nhưng chung chung như vậy khi triển khai đụng vào các luật khác sẽ bị vướng.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị quan tâm đến các chính sách khuyến khích xây dựng nhà để xe. (Ảnh: Quốc hội)

“Phải khuyến khích làm nhà đỗ xe, ngoài chính sách ưu tiên về đất đai cũng phải có chính sách ưu tiên về cách phát triển nhà để xe. Ví dụ như xem nhà để xe như một trung tâm thương mại, như vậy cũng như một chung cư, chúng ta có thể xem như tài sản hình thành trong tương lai. Cách thực hiện này cũng giống như nhà ở xã hội, có các chính sách ưu tiên. Vừa rồi có dự án 600 tỷ đồng làm bãi đỗ xe ngầm nhưng một tháng thu được có 1 tỷ đồng, rất kém hiệu quả nên không triển khai được.

Tôi đề nghị trong Luật Thủ đô phải có chính sách rõ ưu tiên về đất và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai. Nếu chúng ta có chính sách rõ ràng như vậy, nhu cầu của khách hàng họ sẽ đặt trước và doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền nhất định để đầu tư ban đầu và phần còn lại họ sẽ kinh doanh lâu dài”, đại biểu phân tích.

Ông Cảnh cũng nhìn nhận, không sợ ảnh hưởng tới kiến trúc, nhiều bãi đậu xe làm, trang trí như một công trình kiến trúc, công trình xanh, nhiều lúc còn đẹp hơn cả các trung tâm thương mại xây hộp vuông và làm kính.

Theo đại biểu, các trung tâm thương mại thường thường họ làm bãi để xe ở dưới hầm và các tầng kinh doanh thương mại ở trên, nhưng liên quan đến vốn, nên đề nghị các nhà để xe không làm ngầm vì rất tốn và cũng rất nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ, do đó nên làm trên mặt đất.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe
Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngân Phương)

“1, 2 tầng vẫn làm thương mại, kinh doanh hiệu quả lâu dài, một vài tầng cho người dân xung quanh thuê lâu dài luôn và một số tầng còn lại cho khách vãng lai. Như vậy sẽ phù hợp với mục đích sử dụng đất và trong tương lai dễ phát triển hơn. Vừa rồi Hà Nội quy hoạch 1.600 bãi để xe các loại, chúng ta mới làm được chưa tới 60 thì rất ít.

Tôi nghĩ đây là do vướng các cơ chế, chính sách mà chúng ta chưa mở ra được, cho nên doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, các địa phương muốn có những chính sách riêng của mình để phát triển thì bị vướng. Tôi đề nghị quan tâm các chính sách khuyến khích xây dựng nhà để xe trong thời gian tới, đặc biệt trong Luật Thủ đô”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu rõ.

Rõ chính sách về kết cấu hạ tầng giao thông

Cùng quan tâm đến vấn đề giao thông, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị xem lại các quy định về kết cấu hạ tầng của Luật Đường bộ, trên cơ sở đó, với Thủ đô, ngoài những quy định chung của Luật Đường bộ, còn có đặc thù gì thì tính toán để quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng đề nghị xem lại tên Điều 30 quy định về phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng, vì nội dung điều luật chỉ nói về đường sắt đô thị và TOD của đường sắt đô thị, trong khi tên điều luật này là “phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng”, như vậy không gắn với nội dung.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe
Cần chính sách đặc thù để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại Thủ đô. (Ảnh minh họa, ảnh: Đinh Luyện)

Theo dự thảo Luật, mô hình TOD là giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng để quy hoạch, tái thiết và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối, tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, Điều 30 nêu rõ Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, quy định chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp; chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh có hoạt động liên kết, phát triển với Thủ đô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.

Cũng theo dự thảo Luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn, tuyến đường bộ thuộc các loại đường bộ, cấp kỹ thuật đường bộ trên địa bàn Thành phố...

Dưới góc nhìn của một người dân, anh Nguyễn Quốc Hoàn (trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) mong muốn việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là cơ hội để Thủ đô có được các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội thật sự phù hợp để xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, nhanh chóng giải quyết được các vấn nạn ùn, tắc, thiếu bãi đỗ xe... như hiện nay.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 54 điều (giảm 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, trong đó, đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 54 điều, bỏ 7 điều, bổ sung mới 2 điều ).

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động