Loại bỏ dần việc “tiền kiểm” hàng hoá sang “hậu kiểm”

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT).  
loai bo dan viec tien kiem hang hoa sang hau kiem Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia
loai bo dan viec tien kiem hang hoa sang hau kiem Dịch vụ công trực tuyến mức 4 đối với thủ tục XNK hàng hóa
loai bo dan viec tien kiem hang hoa sang hau kiem Kế hoạch thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
loai bo dan viec tien kiem hang hoa sang hau kiem [Infographics] Giảm chi phí thông quan nhờ Cơ chế một cửa quốc gia

Cuộc làm việc nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 4 tháng qua kể từ khi tổ chức Hội nghị thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN diễn ra hồi tháng 7/2018.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Bộ GTVT là cơ quan đầu tiên Uỷ ban sẽ tiến hành làm việc liên quan tới đơn giản, chuẩn hoá hoá thủ tục hành chính và kết nối cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN nhằm triển khai Quyết định số 1254/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu.

Chủ tịch Uỷ ban nhấn mạnh: “Từ năm 2019, công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hải quan chuyên ngành phải tiến hành thực chất hơn. Quan trọng là sự tương tác tới cảm xúc, sự hài lòng của người dân chứ không phải là những thay đổi trên văn bản”.

Với Bộ GTVT, cơ quan quản lý các lĩnh vực hàng không, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đăng kiểm, hàng hải và một phần logistics, Phó Thủ tướng cho rằng đều trực tiếp liên quan tới người dân và doanh nghiệp, trong nước quốc tế, nên việc thực hiện các thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa có ý nghĩa rất lớn trong giảm thời gian và chi phí tuân thủ của xã hội.

loai bo dan viec tien kiem hang hoa sang hau kiem
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thực tế, Bộ GTVT là Bộ luôn đi đầu trong kết nối với một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Bốn năm trước, Bộ GTVT là Bộ đầu tiên tham gia Cơ chế 1 cửa quốc gia, cung cấp 12 thủ tục hành chính của lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ nội địa trong giai đoạn thí điểm 2014- 2017.

Theo Tổng cục Hải quan, tới hết năm 2017, số hồ sơ của Bộ GTVT chiếm 25,34% tổng số hồ sơ và số doanh nghiệp chiếm 38,58% tổng số doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia.

Theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2016, Bộ sẽ triển khai tiếp 75 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa từ năm 2018- 2020. Tuy nhiên tới nay, Bộ GTVT đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 70 thủ tục hành chính. Dự kiến tới hết tháng 11/2018, Bộ sẽ hoàn thành nốt 5 thủ tục lĩnh vực đường bộ, hoàn thành 100% thủ tục của cả giai đoạn 2018- 2020.

Nhiều thủ tục đưa vào hệ thống một cửa quốc gia đã giúp thủ tục đăng ký trực tuyến tăng nhanh như đăng kiểm và hiện nay không còn hồ sơ giấy, nhóm thủ tục hàng hải tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến luôn ở mức cao, trên 90%.

Đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả công tác của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng các cơ quan thuộc Bộ đã có chung nhận thức và đồng lòng triển khai một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thông quan hàng hoá, đi lại, giảm thiểu chi phí cho xã hội. Chính vì vậy, những kết quả của Bộ GTVT cũng là tốt nhất trong tất cả các Bộ, ngành.

Chủ tịch Uỷ ban đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức trong triển khai đơn giản hoá, kết nối thủ tục hành chính về hàng hoá, phương tiện, con người thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh với một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1, hoàn thành 100% các thủ tục này vào năm 2020, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cùng với kết nối với một cửa quốc gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng các bộ, ngành phải thực hiện thực chất việc cắt giảm thủ tục hành chính nhằm bảo đảm mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân nhưng vẫn bảo đảm được sự quản lý của nhà nước.

Cũng trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng việc cắt giảm thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng cho rằng cần loại bỏ dần việc “tiền kiểm” hàng hoá sang “hậu kiểm” dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro.

Sau buổi làm việc tại Bộ GTVT, chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã làm việc với Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng đánh giá Bộ Y tế là một trong những cơ quan tích cực thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, điều hành hiệu quả việc quản lý giá vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Y tế đã cắt giảm 72,85% các điều kiện kinh doanh, so với mục tiêu cắt giảm 50% được Chính phủ giao.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu, trong năm 2018, Bộ Y tế tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả với 4 nhóm thủ tục hành chính đã thực hiện cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực dược, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế.

Tuy nhiên đến hết năm nay, Bộ Y tế chỉ kết nối được 17 thủ tục hành chính lên một cửa quốc gia ở các lĩnh vực thiết bị y tế và dược, còn 6 thủ tục còn lại liên quan tới môi trường y tế và an toàn thực phẩm thì trong tháng 1/2019 mới được hoàn thành, chậm 1 tháng so với quy định.

Về cắt giảm mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết tới nay 98% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu là đối tượng quản lý của Bộ Y tế sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu mà thực hiện hậu kiểm khi tiêu thụ trên thị trường.

Tính trên lô hàng nhập khẩu thì 95% số lô hàng đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành, chỉ còn lại 5% số lô hàng phải kiểm tra, trong khi chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Thông báo số 50/TB-VPCP ban hành đầu năm 2018 là loại bỏ 50% số dòng hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết Bộ này và Bộ Y tế đã cơ bản bỏ kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng có sự quản lý chồng chéo giữa hai bên.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Bộ Y tế triển khai kết nối các thủ tục với cơ chế một cửa quốc gia còn khá chậm, mới chỉ kết nối được 4/5 nhóm thủ tục hành chính. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế và các bộ kết nối các thủ tục hành chính lên cơ chế một cửa quốc gia đúng tiến độ, đồng thời duy trì và tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục.

Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Uỷ ban đã đặt ra với Bộ trong kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng các tổ chức, cá nhân khác, tạo thuận lợi thương mại nhưng phải bảo đảm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, nhất là các lĩnh vực liên quan tới sức khoẻ của người dân mà Bộ Y tế quản lý.

“Tiếp tục quán triệt tinh thần cắt giảm và không ban hành thủ tục hành chính không cần thiết, không phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước và làm nặng gánh cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hậu kiểm thay vì tiềm kiểm”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích thành phố Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Tối 29/5, tại Vincom Mega Mall Smart City (khu đô thị Vinhomes Smart City, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
Phát huy tiềm năng sáng tạo của lao động nữ từ phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Phát huy tiềm năng sáng tạo của lao động nữ từ phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Thị ủy Sơn Tây, đặc biệt là Ban Nữ công LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ Thị xã Sơn Tây đã chủ động xây dựng chương trình hoạt động nữ công và triển khai gắn với phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” tới 100% Công đoàn cơ sở.
Nắng nóng gay gắt, lượng điện tiêu thụ toàn quốc lần đầu “lập đỉnh” 1 tỷ kWh

Nắng nóng gay gắt, lượng điện tiêu thụ toàn quốc lần đầu “lập đỉnh” 1 tỷ kWh

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa phát đi thông báo cho biết, trong ngày 28/5, sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc đã đạt đỉnh kỷ lục mới là 1,0019 tỷ kWh. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày vượt 1 tỷ kWh.
Khởi tố 3 lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam

Khởi tố 3 lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam

(LĐTĐ) Ngày 29/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, đồng thời đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 3 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam.
Giá xăng ngày 30/5 có thể giảm 800 đồng/lít

Giá xăng ngày 30/5 có thể giảm 800 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng dầu trên thị trường thế giới tuần qua ghi nhận liên tục giảm, điều này đã tác động đến giá xăng dầu trong nước. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu các nhà điều hành không chi Quỹ Bình ổn giá, thì giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày mai (30/5), có thể được điều chỉnh giảm mạnh từ 600 - 800 đồng/lít.
Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

Hà Nội: Tiêu thụ điện lập đỉnh cao nhất với 98,7 triệu kWh trong ngày 28/5

(LĐTĐ) Theo Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI), ngày 28/5, mức tiêu thụ điện đã đạt 98,7 triệu kWh - mức cao nhất trong năm 2024. Công suất đỉnh cũng được thiết lập lúc 22h cùng ngày với 4.756 MW.
EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý Sức khỏe, An toàn và Môi trường và hỗ trợ cải tiến quy trình O&M cho các dự án thủy điện do cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Mới đây, đoàn công tác gồm 15 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo danh tiếng ở Bỉ.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ vướng cơ chế tài chính cho báo chí

Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ vướng cơ chế tài chính cho báo chí

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Thị Thanh Hương kiến nghị, khẩn trương ban hành các Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí, đảm bảo tính đúng, tính đủ...
Đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế thu nhập cá nhân

Đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân và nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập.
Đại biểu đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

Đại biểu đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị, nên chăng, đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng, nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An: Kiểm tra ban đầu, bếp ăn của công ty chưa đảm bảo vệ sinh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An: Kiểm tra ban đầu, bếp ăn của công ty chưa đảm bảo vệ sinh

(LĐTĐ) Liên quan tới vụ hơn 70 công nhân làm việc tại Công ty TNHH MLB Tenergy (huyện Yên Thành, Nghệ An) ngộ độc thực phẩm tập thể sau bữa ăn trưa ngày 28/5, cơ quan chức năng đã báo cáo kết quả điều tra ban đầu.
Nhiều người sống cảnh “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Nhiều người sống cảnh “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân như đề xuất thì sẽ rất nhiều người dân ở trong cảnh “thắt lưng buộc bụng” nhưng thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân...
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải đúng kế hoạch.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cho phép HĐND thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cho phép HĐND thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xác định số lượng biên chế căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội.
Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

Đề xuất tiếp tục giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đề xuất giảm lệ phí cấp hộ chiếu, căn cước công dân, phí trong lĩnh vực y tế, chứng khoán... nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức giảm dự kiến 10-50%, áp dụng với tổng cộng 36 khoản phí, lệ phí.
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều nay (28/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Xem thêm
Phiên bản di động