Đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân và nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập.
Nhiều người sống cảnh “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng thuế thu nhập cá nhân Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân

Chiều ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Đáng quan tâm, vấn đề cần sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tiếp tục nhận được đề nghị của đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.

Đai biểu bày tỏ đồng tình với phát biểu của đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Cạn) trước đó về mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng làm cơ sở để tính thuế thu nhập cá nhân.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế thu nhập cá nhân
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Quốc hội.

Ngoài những nội dung mà đại biểu Nguyễn Thị Thủy đã nêu, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cần điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế (hiện đang ở mức 132 triệu đồng/năm, tương đương 11 triệu đồng/tháng); biểu thuế lũy tiến từng phần cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh nâng các mức thuế lũy tiến từng phần thu nhập (hiện nay phần thu nhập tính thuế đến 60 triệu/năm đã phải chịu thuế suất 5%.)

Theo đại biểu, Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành từ năm 2007, đến nay, vẫn áp dụng thuế suất, biểu thuế từ năm 2007 là không còn phù hợp với thực tế. Từ năm 2007 đến nay, thu nhập bình quân, tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn.

Năm 2007 quy mô nền kinh tế của nước ta chỉ khoảng 77,4 tỷ đô la Mỹ (xếp thứ 59 trên thế giới), thu nhập bình quân đầu người khoảng 13,5 triệu đồng/người (đạt khoảng 840 đô la Mỹ), nước ta thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp.

Đến năm 2023, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 430 tỷ đô la Mỹ (xếp thứ 35 trên thế giới), thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 101,9 triệu đồng/người, gấp hơn 7,5 lần so với năm 2007 (khoảng 4.284 đô la Mỹ).

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009 (là năm có hiệu lực của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007) chỉ là 14 nghìn 318 tỷ đồng, đến năm 2022 quyết toán số thu này đã lên đến 162 nghìn 790 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng thu nội địa, gấp gần 11,4 lần số quyết toán năm 2009.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế thu nhập cá nhân
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội.

“Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người lao động. Mặt khác, từ 1/7/2024, thực hiện chính sách tiền lương mới thì thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng thuế thu nhập của các cá nhân.

Với các lý do nêu trên, tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu sớm báo cáo Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao để phù hợp với yêu cầu, quy mô phát triển của đất nước và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động có thu nhập thấp”, đại biểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại biểu tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, việc sắp xếp, xử lý tài sản công dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn cả nước cũng như tỉnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập chưa được tháo gỡ.

Cụ thể, quy trình thanh lý và bán đấu giá tài sản công phải trải qua nhiều bước, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện​. Trong thời gian chờ thanh lý, các trụ sở và tài sản công không được sử dụng, gây ra chi phí bảo quản cao và có nguy cơ xuống cấp.

Một số tài sản nằm ở các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, không còn nằm trong khu vực trung tâm, dẫn đến giảm giá trị và khó tìm được người mua; nhiều địa phương không có đủ kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ các trụ sở dôi dư, dẫn đến tình trạng trụ sở bị bỏ không, xuống cấp...

Vì vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi các quy định hiện hành, đặc biệt là Nghị định 167 và Nghị định 67 về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thanh lý và bán đấu giá tài sản​.

Đồng thời, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương sớm chuyển giao các trụ sở, nhà đất không còn sử dụng cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để quản lý và sử dụng; các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể về lộ trình, thủ tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xử lý tài sản dôi dư, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội và cả nước vừa trải qua những giờ phút cuối cùng tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ. Trong giờ phút cuối cùng ấy, nhân dân tập trung đứng dọc trên các tuyến đường mà đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua, kính cẩn nghiêng mình, chào vĩnh biệt Người với biết bao nghẹn ngào, xúc động.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/7, hàng vạn người dân đã đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để viếng và tham dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hoạt động trên nhằm hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), qua đó hỗ trợ cho thân nhân của liệt sĩ tìm được danh tính của con em và người thân mình.
Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều người dân tại thành phố Nha Trang đến chùa để tham dự Lễ tưởng niệm, tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.
Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động