Nhiều người sống cảnh “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Quốc hội thảo luận về hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 29/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Phát biểu thảo luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) phản ánh, cử tri cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, không nên chờ đến hai năm nữa - năm 2026 mới xem xét sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân như đã đề xuất.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị sớm sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. (Ảnh: Quốc hội) |
Đại biểu đoàn Bắc Kạn đưa ra 4 lý do cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nộp thuế.
Thứ nhất, mức giảm trừ 4,4 triệu đồng/tháng thực sự không còn phù hợp đời sống hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, đang gây thiệt thòi cho người nộp thuế. Mức giảm trừ này được duy trì từ năm 2020, trong khi những năm vừa qua, rất nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng, thậm chí có những mặt hàng tăng nhanh hơn cả tăng thu nhập.
Theo số liệu của Cục Thống kê, so với năm 2020, giá dịch vụ giáo dục tăng 17%, giá lương thực tăng 27% và đặc biệt là giá xăng tăng 105%... Nhiều cử tri chia sẻ, nếu gia đình có con nhỏ phải thuê người trông, thì riêng tiền lương trả cho người trông trẻ không dưới 5 triệu đồng/tháng.
Nếu gia đình có con đi học thì chi phí học hành chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu, nếu có cha mẹ già thì không chỉ là chi phí sinh hoạt, mà còn chi phí thuốc men... Do đó, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng thực tế mức chi tiêu cơ bản của các gia đình.
“Nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân như đề xuất thì sẽ rất nhiều người dân ở trong cảnh thắt lưng buộc bụng nhưng thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân”, đại biểu nhấn mạnh.
Thứ hai, theo đại biểu, là sự bất hợp lý trong rổ hàng hóa CPI. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thì khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét mức giảm trừ gia cảnh. Tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết, chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, vì sự biến động CPI chưa đến 20%.
Nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành lấy tiêu chí là biến động CPI 20%, tức là phải dựa trên rổ hàng hóa 720 mặt hàng là bất hợp lý, trong khi đó các mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20%, nhưng phải chờ tính mức giá trung bình của 720 mặt hàng sẽ rất lâu, thậm chí phải 6-7 năm. Thời gian này là quá dài, không phản ánh được biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, gây thiệt thòi cho người dân.
Toàn cảnh Kỳ họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Thứ ba, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phù hợp với quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu, ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải chiếm 70%.
Theo khảo sát của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, với các quốc gia có thu nhập cao, ví dụ khoảng 100 triệu đồng/tháng, thì mức chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu cũng chỉ chiếm 30%. Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi cho dịch vụ thiết yếu của người dân.
Thứ tư, lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến bất cập. Theo kế hoạch, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương. Dự kiến mức lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khá nhiều so với hiện nay.
“Lương tăng nhưng thuế thu nhập và mức giảm trừ gia cảnh chưa điều chỉnh kịp thời sẽ gây âu lo cho người lao động, vì lương tăng đồng nghĩa thu nhập tính thuế cũng tăng. Việc không điều chỉnh kịp thời này sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc cải cách tiền lương.
Tôi xin kiến nghị Chính phủ sớm trình Luật Thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25