Góp ý vào 3 Đề án của Trung ương do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì

(LĐTĐ) Ngày 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng ban Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị khảo sát, lấy ý kiến về các đề án của Trung ương do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì.
Cán bộ, đảng viên cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các vấn đề thời sự Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến thăm, động viên nạn nhân vụ cháy tại Trung Kính Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Theo Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng, hội nghị nhằm phục vụ việc triển khai có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng các Đề án được giao theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Góp ý vào 3 Đề án của Trung ương do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng 3 đề án. Trong đó, thành phố Hà Nội là địa phương thứ 4 mà đoàn tiến hành khảo sát, gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Đà Nẵng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 19/1/2023 để triển khai tổ chức thực hiện. Trong đó nhấn mạnh đến 4 mục đích, yêu cầu; 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 7 nội dung phân công, nhiệm vụ.

Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, hệ thống chính trị của Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 27-NQ/TW, Chương trình hành động số 18-CTr/TU. Qua đó, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, góp phần cùng cả nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cụ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục với các hình thức đa dạng, thiết thực. Tăng cường tổng kết, nghiên cứu thực tiễn để đóng góp xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Quán triệt sâu sắc việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của hệ thống chính trị; được tiến hành đồng bộ với thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt là phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế, đề cao đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tiếp tục xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô; nghiên cứu đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các nhà trường trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.

Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thành phố trong thực thi Hiến pháp, pháp luật. Cụ thể hóa theo thẩm quyền các cơ chế để các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cùng với đó, quan tâm việc tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản lý Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới. Thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Qua đó góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố; xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Đối với 3 đề án khảo sát, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các cơ quan, đơn vị của Thành phố, trên cơ sở nội dung báo cáo cần nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, cung cấp thông tin từ thực tiễn, thực hiện việc khảo sát, đánh giá đảm bảo tính trung thực, khách quan. Trong đó, tập trung vào một số nội dung khảo sát cũng như các nội dung lớn của Đề án cần xin ý kiến như phạm vi nghiên cứu đề án, cơ chế khởi kiện, cơ chế kiểm soát, lộ trình thực hiện...

Góp ý vào 3 Đề án của Trung ương do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng phát biểu tại hội nghị.

Tại buổi khảo sát, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất những kiến nghị gắn với thực tiễn tại Hà Nội liên quan đến nội dung các đề án.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quang Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng như cần đóng góp các ý kiến, kinh nghiệm thực tế của các đơn vị đối với 3 Đề án lấy ý kiến tại hội nghị này.

Góp ý trực tiếp vào các nội dung cụ thể của từng đề án, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên lưu ý việc ban hành các văn bản liên quan để triển khai thực hiện trên thực tế sao cho hiệu quả, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Kết thúc buổi khảo sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng cảm ơn những ý kiến đóng góp khách quan, sâu sắc và hiệu quả của các đại biểu trong triển khai xây dựng các đề án.

Theo Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đây là căn cứ để Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có những điều chỉnh, bổ sung nội dung các đề án một cách hợp lý, đầy đủ và bám sát thực tiễn, góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động