Một số dịch vụ y tế đối với người có HIV sẽ do BHYT chi trả

Lo bệnh nhân HIV bỏ thuốc

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, từ ngày 15/8, nhiều dịch vụ y tế đối với người có HIV trước đây được miễn phí thì nay BHYT sẽ chi trả, trong đó có thuốc kháng sinh virus (ARV).
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho người nhiễm HIV
Bước đột phá mới trong điều trị HIV bằng liệu pháp kháng thể
Lần đầu tiên “xóa sổ” vi rút HIV khỏi tế bào của người

Chỉ 30% người nhiễm HIV có BHYT

Tại phòng khám ngoại khoa, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, bệnh nhân HIV điều trị khá đông. Chị V, quê Thái Nguyên, cho biết: Nhà chị cả 3 người đều bị HIV, chị bị lây từ chồng đến khi sinh bé đầu lòng đi xét nghiệm mới biết mình bị HIV. “Từ trước tới giờ cả gia đình tôi vẫn được điều trị thuốc ARV miễn phí, giờ không được miễn phí nữa thì không biết sẽ thế nào. Bình thường, động viên chồng tuân thủ theo phác đồ điều trị đã khó, giờ phải mua bảo hiểm y tế chắc anh sẽ bỏ không chữa nữa”, chị V. buồn rầu chia sẻ.

Lo bệnh nhân HIV bỏ thuốc
Bệnh nhân HIV đang điều trị tại bệnh viện

Theo chuyên viên tư vấn, hỗ trợ tuân thủ điều trị Đào Phương Thanh, phòng khám ngoại trú, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, chị cũng bị HIV 10 năm rồi nên rất hiểu tâm tư của bệnh nhân có HIV. Các bệnh nhân HIV đến chữa tại phòng khám có tới 95% có hoàn cảnh khó khăn, không có nghề nghiệp ổn định và hầu hết không mua bảo hiểm y tế. Hàng năm có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân HIV đến khám và điều trị tại đây, trung bình mỗi tháng có khoảng 10 bệnh nhân chữa trị tại khoa, con số có thể tăng hoặc giảm do có nhiều bệnh nhân chết, chuyển đi hoặc bỏ không điều trị.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 15/8, theo Thông tư số 15/2015/TT-BYT hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người có HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS, nhiều dịch vụ y tế đối với người có HIV trước đây được miễn phí thì nay sẽ do BHYT chi trả. Theo thống kê, có khoảng 48% người có HIV điều trị ARV. Các dịch vụ do BHYT chi trả cho người có HIV gồm: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ; phí xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai có HIV; khám bệnh; xét nghiệm HIV; thuốc ARV và các dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ có HIV. Như vậy, bệnh nhân HIV có BHYT sẽ được BHYT thanh toán tiền điều trị ARV, đồng thời phải đồng chi trả tiền thuốc và xét nghiệm.

Cũng theo ông Long, cả nước có hơn 98.000 người có HIV đang được điều trị miễn phí thuốc ARV. Số thuốc này tương đương 420 tỉ đồng. Năm 2015, nhà nước chỉ cấp kinh phí 60 tỉ đồng để mua thuốc ARV. So với các năm trước (chỉ được 20 tỉ đồng) cũng đã cao hơn nhiều nhưng không thấm vào đâu so với tiền thuốc trên thực tế. Số thuốc còn lại đều do các tổ chức quốc tế viện trợ miễn phí. Hàng năm, Việt Nam lại có khoảng 800-1.000 bệnh nhân HIV mới cần được điều trị ARV. Tuy nhiên, từ ngày 1/4/2015, các tổ chức quốc tế đã chấm dứt chi tiền cho các bệnh nhân mới. Đến hết năm 2017, tiền viện trợ chi cho thuốc ARV sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Lo lây lan HIV ra cộng đồng

Theo chuyên viên tư vấn Đào Phương Thanh, bệnh nhân bị HIV nếu phát hiện sớm và được điều trị ngay sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Nếu cắt giảm và chuyển sang BHYT chi trả cho bệnh nhân thì bệnh nhân và người nhà rất khó khăn. Trước kia, bệnh nhân HIV được điều trị miễn phí, người thân còn phải động viên, giờ phải mua bảo hiểm, chỉ lo bệnh nhân HIV sẽ bỏ thuốc. Ngoài ra, do họ ngại làm các thủ tục, chính vì vậy sẽ kéo dài thời gian ủ bệnh, nguy cơ bệnh sẽ nặng hơn và khả năng lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

Việc đưa thuốc ARV vào danh mục thuốc BHYT là biện pháp hỗ trợ cho những người có HIV. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là mới chỉ khoảng 30% người có HIV có thẻ BHYT. Việc “đứt” thuốc điều trị đối với người có HIV sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém gấp cả chục lần. Đáng lo hơn là nồng độ virus trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Việc đưa thuốc ARV vào danh mục thuốc BHYT là biện pháp hỗ trợ cho những người có HIV. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là mới chỉ khoảng 30% người có HIV có thẻ BHYT. Việc “đứt” thuốc điều trị đối với người có HIV sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém gấp cả chục lần. Đáng lo hơn là nồng độ virus trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Theo bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), sở dĩ tỉ lệ người có HIV tham gia BHYT còn thấp là do nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Hơn nữa, đa phần dịch vụ y tế chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hiện được miễn phí hoàn toàn. Theo phác đồ điều trị, mỗi năm, bệnh nhân HIV phải mất hơn 4 triệu đồng để mua thuốc ARV và một số xét nghiệm liên quan. Nhưng đối với bệnh nhân kháng thuốc, điều trị lâu thì số tiền này tăng lên 7-8 lần. Chưa kể, người bệnh phải đồng chi trả 5%-20%, phải mua thẻ BHYT hơn 600.000 đồng/năm nên sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, việc người có HIV sử dụng thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh, lĩnh thuốc ARV có thể khiến nhiều người e ngại vì sợ lộ danh tính hoặc bị cộng đồng kỳ thị.

Để người có HIV duy trì việc điều trị, ông Long cho rằng, cần có các chính sách như tăng hỗ trợ mua thẻ BHYT, giảm đồng chi trả… “Điều trị ARV làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Do đó, việc điều trị ARV miễn phí cho người có HIV không chỉ có ý nghĩa với người bệnh mà còn là đầu tư cho xã hội”, ông Long lưu ý.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết.
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Huyện Thanh Oai: 144 đảng viên nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Huyện ủy Thanh Oai tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên.
Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

Những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững

(LĐTĐ) Hà Giang, Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên) và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến lý tưởng để trải nghiệm du lịch bền vững trong năm 2024 theo lựa chọn của nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an quận Tây Hồ) đang khẩn trương điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 19,8 tỷ đồng.

Tin khác

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, vắc xin phòng bệnh zona thần kinh, vắc xin phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

(LĐTĐ) Theo các công nhân này, vào bữa trưa cùng ngày xảy ra ngộ độc thức ăn, công nhân có ăn các món như thịt heo kho dưa, chả cá chiên, rau cải thảo luộc, canh bầu; còn bữa chiều tăng ca từ 16h15 đến 18h có 400 người ăn món mì quảng gà.
Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi nhờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

(LĐTĐ) Rối loạn giấc ngủ không còn là triệu chứng nữa mà trở thành một loại bệnh gây phiền toái cho đời sống cá nhân và ảnh hưởng đến xã hội. Giải pháp rất nhiều, nhưng chọn được một giải pháp hiệu quả không dễ. Phytostar “mách” bạn một phương pháp hiện đại tân tiến, không đau, không kiêng, lại vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...
Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

(LĐTĐ) Hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, ho gà,… Thậm chí trong tuần qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 1 ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế người dân cũng cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

(LĐTĐ) Là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, mỗi ngày người điều dưỡng phải “hóa thân” trong nhiều vai trò, đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro của công việc. Nhưng vượt qua tất cả, họ lặng thầm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Với sự tận tâm của các điều dưỡng, nhiều bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

(LĐTĐ) Ngày 10/5, thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết vắc xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc xin này không cần xét nghiệm D-dimer, hay làm bất kỳ xét nghiệm đông máu.
TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

(LĐTĐ) Trong lúc 4 công nhân đang sửa điện tại đường dây cáp ngầm trên đường Dương Bạch Mai, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì không may bị chập điện, phát nổ và bị phỏng.
Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

(LĐTĐ) Bệnh nhân nữ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, phát hiện u màng não tại mỏm yên trước, đỉnh hốc mắt bên phải.
Xem thêm
Phiên bản di động