Liên bang Nga rời bỏ vai trò nước lớn ở châu Á-TBD?

LĐTĐ -Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nga không có ý kiến gì, thậm chí cái vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra gây “sốc” cho khu vực, Nga cũng không một lời qua tiếng lại. Phải chăng Nga đang từ bỏ vai trò nước lớn của mình ở Châu Á-TBD?

Tình thế đầy duyên nợ của Nga, Nhật Bản và Trung Quốc

Vào thế kỷ thứ 19 Trung Quốc bị xâm lăng, tình trạng được mô tả như “Một miếng thịt, trăm dao xâu xé”. Nước Anh hùng hổ gây hấn đầu tiên, rồi liên quân Anh - Pháp tiến chiếm Bắc Kinh… họ đã có được các điều ước bất bình đẳng mưu chiếm đất theo hình thức cho thuê, giành được Hồng Kông và thu được số tiền bồi thường chiến tranh.

Riêng nước Nga, chỉ cần tốn nước bọt, mượn cớ nói giúp để liên quân Anh - Pháp rút ra khỏi Bắc Kinh rồi bắt ép ký điều ước Trung-Nga 14/11/1860.

Nội dung của điều ước này còn giá trị quan trọng hơn cả quyền lợi của nước Anh, vì những vùng tô giới của Anh hiện nay đã giao hoàn hết cho Trung Quốc, nhưng phần đất trong điều ước Trung-Nga thì vẫn vĩnh viễn nằm trong tay Nga cho đến hiện giờ…

Cũng cần phải đề cập đến nước láng giềng thứ hai của Trung Quốc là Nhật Bản, tuy đến sau nhưng rất hung dữ.

Trong chiến tranh Trung-Nhật năm Giáp Ngọ 1894, sau khi tiêu diệt hạm đội Bắc Dương và quét sạch quân Trung Quốc tại Triều Tiên, quân Nhật Bản đánh chiếm phía Nam tỉnh Liêu Ninh và quân cảng tại Sơn Đông. Sau mấy lần sai sứ giả điều đình nhưng Nhật không chấp thuận, cuối cùng Thanh triều phải cử viên đại thần hàng đầu, Lý Hồng Chương, đến Nhật thương lượng.

Ngày 17/4/1895 họ Lý ký hoà ước nhục nhã Mã Quan, nội dung nhường cho Nhật vùng đất rộng phía nam tỉnh Liêu Ninh, cùng các đảo Đài Loan, Bành Hồ, bồi khoản 2 vạn vạn lượng bạc, số tiền lớn tương đương với ngân sách Trung Quốc trong 2 năm, gấp 8 lần tiền bồi thường cho liên quân Anh-Pháp.

Sau khi Nga, Anh, Pháp can thiệp, Nhật chấp thuận từ bỏ vùng đất phía nam tỉnh Liêu Ninh, nhưng đòi tăng thêm tiền bồi thường.

Với số tiền lớn này, Nhật trang bị thêm vũ khí, để chuẩn bị cho các cuộc xâm lăng mới trong thế chiến thứ 2 mà nếu không nhờ thắng lợi của phe đồng minh thì Trung Quốc không biết sẽ đi về đâu.

Như vậy nói về ân oán thì Trung Quốc không bao giờ quên vùng đất mà Nga đang giữ và cũng không thể nào quên mối thù Nhật Bản mà chủ tịch Mao trước đây, cũng như giới hiếu chiến “diều hâu” sau thời kỳ trỗi dậy, đã kích động dân tộc, trả thù cái gọi là “nỗi nhục 100 năm”.

Tuy nhiên, một tình thế hết sức khó khăn như cuộc đấu bóng đá, Trung Quốc bắt buộc phải thắng Nga mới đòi được đất và thắng Nhật Bản mới trả được thù. Trong khi đó Nga và Nhật Bản chỉ cần bắt tay nhau hòa là Trung Quốc hết cửa…(Đó cũng chính là sách lược của Nhật Bản và không biết chừng cũng là của Nga mà chúng ta sẽ đề cập tới sau).

 Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại điện Kremlin ngày 24/4/2013
Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại điện Kremlin ngày 24/4/2013

Nga đang ở đâu và làm gì?

Trên biển Hoa Đông, Nga và Nhật Bản cho đến bây giờ 2 nước vẫn chưa có một hiệp ước hòa bình, nhưng rõ ràng, với Nga “tiêu hóa” hết những vùng đất, hòn đảo mà Thế chiến thứ 2 để lại đã là quá đủ, Nga không cần phải bành trướng thêm.

Do đó, phía Bắc, Nhật Bản nếu như chấp nhận hiện trạng thì tình hình sẽ không có gì xảy ra, nghĩa là Nhật Bản chẳng lo lắng gì về Nga.

Vì vậy, khi bị Trung Quốc ép ở vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư ở phía Nam, Nhật Bản cần phải mưu cầu sự hòa dịu ở phía Bắc để rảnh tay dồn lực đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng ở phía Nam đến từ Trung Quốc.

Đương nhiên, thế đàm phán của Nhật Bản lúc đó sẽ khác đi, Nhật Bản có thể sẽ thay đổi quan điểm mà sự thay đổi này có lợi cho Nga, để “chuyển quan hệ Nga-Nhật Bản sang một chương mới”. Đã có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ sửa đổi những lập trường cứng nhắc để tiến xa hơn trong quan hệ với Nga.

Còn nhớ trong chiến tranh thế giới lần 2, khi quân đội Đức đã nhìn thấy Điện Kremlin bằng mắt thường, nếu Nhật Bản quyết định tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô, lúc đó không có 15 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh, 1.700 xe tăng và 1.500 máy bay di chuyển từ đó về châu Âu thì Mátxcơva đã chứng kiến cuộc duyệt binh của quân đội Đức.

Trung Quốc nguy hiểm với Nhật Bản hơn Nga, cho nên Nhật Bản sẽ điều lực lượng hải quân, không quân từ phía Bắc về đối phó với Trung Quốc.

Âu đó cũng là một món nợ lịch sử mà Nga đã trả cho Nhật Bản chăng? Tất nhiên, hành động lúc đó của Nhật Bản là vô tình, không phải vì Liên Xô mà chỉ vì Nhật Bản, còn bây giờ thì hành động của Nga cũng chỉ vì lợi ích Nga, song le không phải là vô tình.

Nếu như năm 1972, Trung Quốc và Mỹ bắt tay nhau tạo ra một sự biến chuyển về chất trên khu vực và thế giới như nào thì tác động của việc Nga, Nhật Bản bắt tay nhau trong thời gian tới sẽ có một cục diện rất khó dự đoán cho Châu Á-TBD và thế giới.

Nhật Bản càng “tự do, độc lập” với Mỹ bao nhiêu thì khả năng này càng dễ xảy ra bấy nhiêu. Cho nên, việc Trung Quốc đang cố gắng để chia rẽ liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản là lợi bất cập hại, thậm chí còn tệ hơn khi “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”.

Trung Quốc, Nhật Bản căng thẳng, Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân. Nga lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân sự ở Viễn Đông và tính toán sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo đảm quyền kiểm soát đối với nguồn năng lượng; Nga chấp nhận Nhật Bản đầu tư vào khu vực Viễn Đông mà không phải là Trung Quốc…điều này đã nói lên Nga cảnh giác, sẵn sàng với ai trong khu vực.

Bất luận thế nào, trên biển Hoa Đông, Nga cũng đang chờ hưởng lợi.

Trên Biển Đông khu vực ĐNA, an ninh chủ quyền trên biển của Việt Nam gắn liền với an ninh kinh tế của Nga, lợi ích quốc gia Nga.

Đó là lý do vì sao vũ khí tiên tiến, đời mới của Nga cung cấp cho quân đội Việt Nam đã hình thành nên sức chiến đấu mới, mạnh, đủ sức răn đe, giáng trả các thế lực xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông.

Và đương nhiên, ngoài Việt Nam, Nga không từ chối bất kỳ quốc gia nào ở ĐNA có ý muốn mua vũ khí Nga.

Indonesia, Malaysia cũng đều rất cần, đã, đang mua sắm vũ khí của Nga để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự hung hăng của một số nước.

Bán vũ khí và bán năng lượng là nguồn sống của Liên bang Nga. Nga, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng tại các giếng dầu ở tây Siberia trong vài năm tới, trong khi đó, Viện Khảo sát Địa chất Mỹ cho hay Bắc Cực chứa khoảng 30% trữ lượng khí đốt và 15% trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác của thế giới. Quả là một nguồn năng lượng nhiều vô kể và đầy quyến rũ.

Nga, Canada và Đan Mạch đều tuyên bố dãy núi ngầm chạy dọc bên dưới Bắc Cực có tên Rặng Lomonosov dài 1.800 km là một phần trong lãnh thổ của mình.

Tiếc thay, tranh chấp sẽ xảy ra không chỉ gồm có 3 nước này. Ngay cả Trung Quốc cũng đang sẵn sàng cho cuộc chiến Bắc Cực.

Nga đang ở đâu, làm gì vắng lặng trên khu vực châu Á-TBD trong thời gian qua, câu trả lời đã được giải đáp: Họ đang chớp thời cơ hướng sự chú ý của mình tới Bắc Cực; đang bán vũ khí cho các khu vực có tranh chấp căng thẳng và chờ hưởng lợi ở biển Hoa Đông.

Nguồn ĐVO

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

(LĐTĐ) Lúc 12 giờ trưa theo giờ Matxcơva (16 giờ theo giờ Việt Nam) ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin được tổ chức long trọng tại Đại cung điện Kremlin. Đây là lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin.
Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

(LĐTĐ) Sau vài giờ phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel đêm qua, giới chức Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả.
Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đưa tin, đã có ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi những kẻ tấn công có vũ trang tấn công vào một khu phức hợp địa điểm hòa nhạc nổi tiếng gần Mátxcơva.
Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động