Lên chùa học đạo

(LĐTĐ) Người viết bài này đã mấy chục năm nay năm nào cũng tầm trưa chiều ngày mùng Một Tết lại đi ngang qua chùa Phúc Khánh. Chả là tôi có bà cô ruột sống ở Hà Đông nên mới có chuyện phải đi ngang qua đó.
len chua hoc dao Những giá trị văn hóa tâm linh sẽ về đúng bản ngã
len chua hoc dao Những quan niệm sai lầm khi lễ chùa đầu năm mới

Ngày mùng Một Tết (nghe nói là từ đêm ba mươi kia) ngôi chùa Phúc Khánh đã có hàng trăm hàng ngàn người tụ về. Đâu như một đồn chín, chín đồn một trăm thì chùa này thiêng lắm.

Thiêng nhất là chuyện “nhà chùa” rất tín trong việc “giải hạn”. Thế mới từ đêm ba mươi người người dồn về đây để cầu, để cúng, để dâng sao giải hạn cho mình và cho gia đình nhà mình bước sang năm mới được an, được lành, được giải mọi thứ hạn trên đời.

Âu cũng là “ước nguyện” chính đáng của mọi người nhưng cứ nhìn cái cảnh “người người lớp lớp” chen chúc nhau suốt từ ngoài đường cho tới trong sân chùa, chen chúc nhau suốt từ trong chùa ra tới ngoài đường phố mà thấy “ngao ngán”.

Người đến chùa Phúc Khánh “dâng sao giải hạn” đông vô kể. Đông kín ngoài đường phố Tây Sơn. Nhiều người còn đứng đặc cả trên cầu vượt Ngã Tư Sở đầu nâng mâm lễ, mắt hướng về phía chùa để vái vào với hy vọng “năm mới hanh thông”.

len chua hoc dao
Ảnh minh họa

Ước nguyện chính đáng thì nói làm gì nhưng nghe đâu “chuyện dâng sao giải hạn đầu năm” hình như đã bị “thương mại hóa”, đã bị lợi dụng vì như giáo sư Trần Lâm Biền thì “Đi dâng sao giải hạn thuộc lĩnh vực của đạo giáo, thuộc tín ngưỡng dân gia chứ không thuộc tôn giáo, không thuộc đạo Phật.

Không có tôn giáo nào đề cập đến dâng sao giải hạn” và đã bị “biến tướng”. Tôi có nghe một chuyện có người chỉ vì chỉ thiếu 50 ngàn đồng mà lễ dâng sao của mình bị…loại. Buồn. Vậy lên chùa đầu năm nên hiểu thế nào?

Lên chùa đầu năm là một tục lệ đã thành nét đẹp hàng trăm năm nay. Người Việt, nhất là người miền Bắc và người Hà Nội sau phút giây đón giao thừa đất trời bước sang năm mới là “lên chùa”.

Chùa làng tôi đấy, một ngôi chùa nhỏ điển hình của vùng Bắc bộ ẩn khuất cuối làng chỉ râm ran lên khi ngày đầu năm vừa tới. Đầu năm cũng là dịp dân làng tôi có lệ dắt díu nhau lên chùa. Người nải chuối vườn nhà. Kẻ đem mấy thẻ hương.

Ít ỏi vậy thôi nhưng bà sư trụ trì vui ra mặt, bà nói “Lên chùa đâu phải để khoe khoang. Lên chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ. Đấy mới là lên chùa con ạ”.

Giờ sư trụ trì đã đi xa nhưng những gì nhà sư đã nói thì tôi nhớ mãi. Nhớ nhất là lời căn dặn của mẹ nuôi tôi. Mẹ nuôi tôi là người sùng lên chùa nhất làng. Ngày tuần hay hôm rằm chẳng ngày nào mẹ nuôi tôi vắng mặt trên chùa.

Bận mấy cũng để đấy. Mẹ nuôi tôi lên chùa trước là thắp mấy nén nhang rồi sau là giúp sư trụ trì quét lá dọn cỏ.Việc chỉ có thế nhưng mẹ nuôi tôi “chăm chỉ” lắm.

Mẹ nuôi tôi bảo “chùa làng như cái hồn của làng ấy. Làng có chùa là làng có phúc bởi thế chùa làng còn thì bu con mình mới sống được qua gian khó. Chùa làng mà không còn thì làng lấy đâu ra chỗ để dựa để nương”.

Vậy đấy, người đàn bà quê một cục, nói một tiếng đầu làng cuối làng nghe rõ, đi một bước cả làng đều biết, chữ thì không viết nổi tên mình thế mà ăn nói cứ như người học hành giỏi giang lắm. Mà mẹ nuôi tôi giỏi giang thật.

Người ta xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa, Phật giáo là một sự kiện tôn giáo và cũng là một sự kiện văn hóa có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ.

Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú nó còn góp phần cùng cơ tầng văn hóa Việt Nam ngăn chặn được xu hướng đồng hóa với văn hóa của văn minh văn hóa Trung Hoa, nó được hội nhập vào văn hóa Việt Nam, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc của Việt Nam và đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam khác với văn hóa Trung Hoa.

Chồng đi bộ đội từ ngày đầu kháng chiến toàn quốc, rồi ông nằm lại bên đường số 4. Mẹ nuôi tôi ở vậy nuôi hai người con một trai một gái đâu vào đấy.

Mẹ còn nhận nuôi thêm tôi chỉ với một lý do “Để mẹ đẻ con yên tâm công tác. Thế thôi, mẹ nuôi tôi giỏi quá. Sau này lớn lên tôi mới thấm thía vì sao mẹ nuôi tôi vất vả rồi đơn thân.

Ấy vậy mà mẹ nuôi tôi chẳng khi nào nhãng chuyện chùa làng. Đời cho mẹ những đứa con nhưng đời bắt mẹ lam lũ, mẹ đã lấy chuyện vui chùa để tự vui mình, để truyền cái niềm vui nho nhỏ ấy cho con cho cháu.

Mãi sau này tôi mới hiểu, chùa làng như một “đại diện” cho Đạo Phật ở chốn quê mùa. Đạo Phật tuy du nhập vào Việt Nam những hơn hai ngàn năm nhưng cũng như đời người đã trải bao thăng trầm, trải bao phen biến cải, trải quua các thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.

Phật giáo từ lâu đã đi vào quần chúng làng quê Việt, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Sự tồn tại lâu dài của đạo Phật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho đời sống văn hóa, tư tưởng trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

Người ta xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa, Phật giáo là một sự kiện tôn giáo và cũng là một sự kiện văn hóa có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ.

Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú nó còn góp phần cùng cơ tầng văn hóa Việt Nam ngăn chặn được xu hướng đồng hóa với văn hóa của văn minh văn hóa Trung Hoa, nó được hội nhập vào văn hóa Việt Nam, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc của Việt Nam và đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam khác với văn hóa Trung Hoa.

Ngày nay ở khắp các vùng miền, ở khắp các địa phương của Việt Nam dấu tích và nét văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang đóng góp vào đời sống tinh thần của xã hội. Những ngôi chùa có từ xa xưa hay những ngôi chùa mới phục dựng đều cho thấy nét văn hóa dân tộc Việt Nam ghi dấu đậm nét.

Tuy nhiên trong những ngôi chùa đó không phải ai cũng hiểu được và hiểu đủ về những giá trị văn hóa Phật giáo đã ghi dấu như: Tượng Phật, câu đối, kiến trúc, bài trí, đồ vật thờ cúng, bài kinh, bài trí cảnh quan vân vân và vân vân.

Do đó việc làm cho dấu ấn văn hóa Phật giáo đó được sáng tỏ và lan truyền, cũng như những dấu ấn văn hóa đó đi vào đời sống xã hội được lành mạnh và nhân rộng rất cần được giảng giải, phân tích và mở rộng phạm vi nhận thức cho quần chúng.

Tôi đã nhận thức ra điều đó. Phật giáo mà những ngôi chùa là hiện thân của một đức tin có ý thức. Ý thức ở đây giản dị như câu nói của mẹ nuôi tôi “Chùa là hồn làng”.

Hồn làng, hồn của làng hay nói cách khác đấy là “chỗ dựa” tinh thần rất Việt bởi chùa làng đâu to cao bề thế hay hoành tráng cao sang. Chùa làng nho nhỏ nép cuối làng như một “chốt chặn” để người dân dù có “lùi” hay có “thoái” thì đã có chùa làm nơi nương tựa.

Cuối năm vãng cảnh chùa làng hay đầu năm lên chùa chính là để ta thêm một lần hiểu về ý nghĩa câu nói “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”. Dân tộc đã tạo dựng nên những ngôi chùa làng để cho ta nhận về mình trách nhiệm là góp phần đẩy mạnh văn hóa phật giáo dân tộc Việt Nam, góp phần đẩy lùi xu hướng tiếp thu văn hóa nước ngoài không phù hợp, góp phần nâng cao tinh thần xã hội, thúc đẩy tinh thần tự hào dân tộc và nâng cao chủ nghĩa yêu nước chân chính thông qua việc tiếp nhận đúng đắn các giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trọng Văn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động