Những giá trị văn hóa tâm linh sẽ về đúng bản ngã
Đi lễ đầu năm: Khi người đi phớt lờ quy định | |
Đi chùa cầu may, cầu phúc phải chú ý điều này | |
Đền Trần Nam Định tấp nập người đi lễ cầu may đầu năm |
Một góc bình yên Chùa Tây Phương (ảnh H. Thu Phố) |
Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, cùng với các tôn giáo khác, Phật giáo luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của một bộ phân người dân. Không những thế, với đạo lý “uống nước, nhớ nguồn’, ngoài hệ thống chùa chiền ở khắp nơi trên đất nước mến yêu, cha ông ta còn dựng lên hệ thống đình, đền, miếu mạo để thờ các bậc anh hùng có công với nước; thờ các bậc "Thành hoàng làng" đã có công mở mang, xây dựng làng mạc…
Nói một cách ngắn gọn, chùa là nơi thờ Phật. Ngoài giáo lý và nhân sinh quan, Chùa chính là nơi để người dân mỗi khi tết đến, xuân sang… đến thắp một nén nhang cầu cho quốc thái dân an, sức khỏe và tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Đình, đền… là nơi để chúng ta đến thắp những nén nhang thơm tưởng nhớ đến công lao trời biển của các vị anh hùng, các vị tiền nhân đã có công đánh đuổi quân thù, bảo đảm giang sơn, mở mang bờ cõi; dựng làng, lập ấp…
Hàng nghìn người làm lễ Khóa sao La Hầu tại Chùa Phúc Khánh tối 8/1 âm lịch (ảnh Mạnh Tiến) |
Tuy nhiên, cùng với dòng chảy của thời gian; đặc biệt trong thời kỳ kinh tế đang chuyển đổi với sự “lên ngôi” của đồng tiền, rất nhiều người trong chúng ta dường như đang chuyển từ yếu tố tâm linh chân chính (văn hóa tâm linh), sang yếu tố mê tín. Đi lễ, đi chùa là để cầu may, cầu công danh, tài lộc. Không những thế, nhiều người còn nhầm khái niệm chùa, đình, đền… nên đến bất luận nơi nào cũng cầu khấn “na ná” giống nhau. Đi lễ, đi hội là để trẩy hội, vãn cảnh cầu quốc thái dân an… nhưng tiếc thay từ chùa, đến đình, đền vào những ngày sau Tết nguyên đán, ngày rằm người ta chen lấn nhau cố để lấy lộc, cầu tài… Nhìn những cảnh sắp cỗ, bê cỗ khấn vái đã thấy không đúng với bản chất của tâm linh.
Ngay như việc giải sao, những năm qua cũng bị biến thái. Điều cần nhắc lại, Phật giáo là một trong những tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, xét cả về triết lý, khoa học… Và những gì tổ tiên đã đúc kết đều được kiểm chứng qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay vẫn trường tồn cùng thơi gian chứng tỏ đời sống tâm linh luôn có giá trị vĩnh hằng. Vì thế, liên quan đến vấn đề giải sao ở phạm trù bài viết này không bàn đến yếu tố khoa học mà chỉ mạn đàm đến sự biến thái. Lâu nay theo quan niệm những người trong năm bị các sao như La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch chiếu đều có vận hạn xuôi xẻo trong năm. Để giảm bớt cái gọi là “rủi ro”, không ít người đã đến những ngôi chùa để tham gia lễ giải sao (khóa sao). Đây là vấn đề của đức tin và khoa học không bàn, song việc chi số tiền lớn để làm sớ, làm rễ lại là vấn đề khác.
Trung bình tại lễ khóa sao, một người tiền dâng sớ hết 200.000 đồng; thông thường một gia đình đi dâng lễ khóa sao hết cả tiền triệu. Trong khi đó, theo chính những người chủ trì chùa, trực tiếp làm lễ khóa sao như tại Tổ Đình Phúc Khánh (Chùa Phúc Khách quận Đống Đa), thì muốn góp phần giải vận hạn trong năm bởi các ngôi sao xấu trước hết mỗi chúng ta phải sống có hiếu với bố mẹ, sống có nghĩa với dòng tộc, họ hàng, luôn làm những điều tốt đẹp như giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, làm những việc thiện nguyện để “nâng tầm” phúc, đức…Trên tinh thần đó, thiết nghĩ với hàng trăm tỷ đồng mà người dân bỏ ra dâng lễ, làm sớ giải sao nếu chiếu theo giáo lý trên để tiền đi làm từ thiện thì hàng nghìn những bệnh nhân đang mắc các bệnh hiểm nghèo tại các bệnh viện, đặc biệt là các em nhỏ sẽ được cứu chữa kịp thời.
Để tướng nhớ công lao của Trần Hưng Đạo nhiều nơi cha ông ta đã lập Đền thờ ông |
…Tôn giáo là nơi thể hiện đức tin, Phật giáo là một trong những tôn giáo có vị trị quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do một bộ phận không nhỏ người dân đã lạm dụng những giá trị tín ngưỡng tốt đẹp để biến thái thành các hình thức khác nhau. Song bất luận thế nào cũng tin tưởng chắc chắn rằng đó chỉ là những biến thái của một bộ phận dân cư sống trong thời kinh tế đang chuyển đổi mà quốc gia nào cũng từng nếm trải. Và một khi thể chế kinh tế được hoàn thiện, đời sống tinh thần và mặt bằng dân trí được nâng cao thì những giá trị tâm linh, văn hóa tín ngưỡng sẽ lại trả về đúng bản ngã.
Nên xem
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ
Tin khác
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản
Sự kiện 12/11/2024 20:56
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%
Sự kiện 12/11/2024 20:05
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành
Sự kiện 12/11/2024 19:42
Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”
Sự kiện 12/11/2024 18:49
Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Sự kiện 12/11/2024 13:46
Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh dược, thực phẩm chức năng
Sự kiện 12/11/2024 12:39
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không gian mạng không khác gì không gian thực
Sự kiện 12/11/2024 11:48
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí phải thay đổi công nghệ!
Sự kiện 12/11/2024 10:36
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực y tế
Sự kiện 12/11/2024 09:42
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về quản lý thực phẩm chức năng
Sự kiện 11/11/2024 18:05