Lấy ráy tai có thể làm thủng màng nhĩ?
Bệnh động mạch vành: Nguy cơ gây tử vong rất cao | |
Nguy hiểm của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp | |
Giải pháp nâng cao khả năng tuần hoàn máu | |
Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong mùa lạnh cho trẻ |
Ráy tai là một hỗn hợp gồm sản phẩm bài tiết từ các tuyến mồ hôi chuyên biệt với các chất béo từ những tuyến bã nhờn ở trong tai người. Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể con người, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị "sốc" vì các âm thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ráy tai còn có thể tiết lộ thiên hướng tình dục và việc chủ nhân của nó có bị ... hôi nách hay không.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, ráy tai vẫn là thứ gây bất tiện, khiến tai họ lùng bùng và cần phải loại bỏ ngay. Để tránh các nguy cơ đáng tiếc xảy ra, trang Greatist đã trò chuyện với các bác sĩ tai - mũi - họng để tìm ra cách tốt nhất giúp mọi người loại bỏ ráy tai, mà không gây ra bất kỳ tổn hại vĩnh viễn nào.
Các chuyên gia khuyến nghị, tốt nhất bạn nên hạn chế việc sử dụng tăm bông ngoáy tai càng nhiều càng tốt. Điều này là vì, chúng gây hại còn nhiều hơn lợi cho bạn và việc làm sạch tai quá mức còn có thể khiến bạn phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Theo giải thích của tiến sĩ Leon Chen, thành viên Hiệp hội các bác sĩ tai - mũi - họng và bệnh dị ứng Mỹ, mặc dù bạn có thể hài lòng khi thấy một chút ráy tai vàng bám dính vào đầu tăm bông, nhưng nhiều nguy cơ là bạn thực tế đã đẩy phần lớn ráy tai vào sâu hơn bên trong ống tai, vượt quá nơi sản sinh ra chúng một cách tự nhiên và mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người.
Tiến sĩ Dale Tylor, chuyên gia thính lực thuộc Quỹ y tế thành phố Washington (Mỹ), nói thêm rằng, do ráy tai còn có một số đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn, nên việc loại bỏ chúng quá mức có thể dẫn đến việc các biến chứng về tai và da trong quá trình đó, từ nhiễm trùng tai cho tới bệnh chàm bội nhiễm ở tai ngoài. Đáng lo ngại hơn, bà Tylor từng gặp các bệnh nhân đã làm thủng màng nhĩ của họ sau khi dùng tăm bông ngoáy tai.
Để tận dụng các lợi ích của ráy tai, đồng thời vẫn bảo đảm tai sạch sẽ, bà Tylor khuyên mọi người nên giới hạn vệ sinh cơ quan thính giác của mình khoảng 3 lần/tháng. Nhằm tránh rủi ro, chúng ta cũng chỉ nên làm sạch tai sau khi tắm vòi hoa sen, vì nhiệt ẩm sẽ khiến cho ráy tai tan chảy. Nếu sử dụng tăm bông ngoáy tai, hãy đặt móng tay của bạn vào điểm tiếp xúc giữa phần bông với phần thân nhựa của tăm bông để bảo đảm bạn không ấn dụng cụ này vào quá sâu. Nhẹ nhàng lau chùi bên trong tai và cố gắng không ám ảnh về việc liệu còn ráy tai sót lại hay không.
Ngoài ra, để lấy ráy tai được an toàn, bạn có thể thực hiện theo cách sau: tuần một lần trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn hãy cho dầu ô liu hoặc dầu dưỡng cho em bé (baby oil) vào lọ nhỏ mắt đã dùng hết và rửa sạch, rồi nhỏ 3 giọt vào bên trong mỗi tai và mát xa vùng tam giác sụn che phủ ống tai của mình. Tiếp đó, bạn dùng một cục bông để giữ cho dầu không làm bẩn chiếc gối đầu của mình. Sang ngày hôm sau, khi đi tắm, bạn hãy cho nước oxy già (hydrogen peroxide) ra tay và chà xát nó vào bên trong tai. Nước oxy già sẽ sủi bọt, lấy đi phần ráy tai mềm, giúp làm sạch tai của bạn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03