Nguy hiểm của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong mùa lạnh cho trẻ | |
Thời tiết giao mùa trẻ dễ bị bệnh về hô hấp | |
Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng vì thời tiết thất thường |
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Ngồi bên ngoài phòng chờ, chị Thanh Hương (huyện Thường Tín – Hà Nội) không khỏi lo lắng cho con gái là Nguyễn Thị Thanh Trà (chưa đầy tháng tuổi) đang phải cấp cứu tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn) vì bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Theo chị Hương, sau khi sinh được hai tuần, bé bị ho và xổ mũi. Thấy con bú ít kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, gia đình cho bé đi khám thì được các bác sĩ kết luận con bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp và chớm viêm phổi.
Theo bác sĩ Trần Quốc Ninh (Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương): Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường có một trong các triệu chứng: Ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường, đau họng, chảy nước mũi và chảy mủ tai. Trong đó, ho là triệu chứng hay gặp nhất và ho hay kèm theo sốt (cũng có nhiều trẻ nhỏ bị viêm phổi nặng, nhưng không sốt). Đa số trẻ bị ho, sốt, chảy nước mũi là do cảm cúm hoặc cảm lạnh, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần mà không phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trẻ trong nhóm này có thể bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong.
Thời tiết lạnh, gia tăng số trẻ nhập viện vì bệnh viêm đường hô hấp cấp. |
Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh, vì khi phổi bị viêm, sự trao đổi oxy ở phổi trở nên khó khăn hơn, nên cơ thể rất dễ thiếu oxy. Trẻ phản ứng lại tình trạng này bằng cách tăng nhịp thở lên. Người chăm sóc trẻ có thể dễ đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực hoặc bụng. Nếu trẻ thở nhanh, sự di động đó sẽ nhanh hơn những ngày trẻ bình thường. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây, ta có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được 40 lần/phút trở lên (với trẻ 1 – 5 tuổi), 50 lần/phút trở lên (với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi), 60 lần/phút trở lên (với trẻ dưới 2 tháng tuổi).
Co rút lồng ngực cũng là một dấu hiệu của viêm phổi. Để phát hiện triệu chứng này, cần vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu hiệu lõm khi trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên lòng mẹ hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và chính xác. Hiện tượng này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào của trẻ khi trẻ nằm yên hoặc ngủ mới có giá trị, còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc hoặc khi cố gắng hít sâu thì không được coi là co rút lồng ngực. Trẻ có co rút lồng ngực là đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện ngay. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 12 tháng tuổi, rất dễ mắc các bệnh này. Bị cảm lạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Viêm phổi, viêm tai giữa. Với những trẻ bị suyễn, suy dinh dưỡng... do sức đề kháng kém, nên dễ bị bệnh hơn và khi bệnh cũng sẽ kéo dài và nặng hơn.
Chăm sóc cho trẻ để phòng bệnh
Theo bác sĩ Ninh, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của đường thở, có 2 loại: Nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm nhiễm vùng tai, mũi, họng) và nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi...). Khi trẻ chớm bị cảm, ho, nên tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, chia nhỏ bữa ăn để tránh trẻ ho, ói. Nếu trẻ nhỏ, cần cho bú nhiều lần hơn, uống nhiều nước từng ngụm nhỏ nhiều lần. Để giảm ho, đau họng thì nên trị bằng thuốc Nam (tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá...) hoặc dùng thuốc điều trị sốt, khò khè... theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu làm như trên quá 5 ngày không khỏi thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Chú ý, khi phát hiện các dấu hiệu trở nặng như khó thở hơn, thở nhanh hơn, không uống được, trẻ mệt hơn thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, vì ngoài chuyện tốn kém còn có tác dụng phụ, về lâu dài gây tình trạng vi khuẩn đề kháng.
Để phòng bệnh cho trẻ em, quan trọng nhất là điều tiết nhiệt độ cho trẻ phù hợp. Với thời tiết như hiện nay, sáng ra lạnh có thể mặc áo thun, một áo khoác mỏng để đến trường trẻ tự cởi. Với trẻ nhỏ ở trong nhà, bộ quần áo thun dài tay, găng là đủ, chứ không nên mặc quá nhiều. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là đủ. Cửa sổ cũng cần được hé mở để lưu thông không khí.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ lúc mới đi ngủ, bé thường đổ mồ hôi, nên hãy chú ý lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió, nhưng nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm. Ngoài ra, cũng cần có ý thức phòng hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình. Cần che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác.
Bên cạnh đó, các gia đình cần cho trẻ một chế độ ăn phong phú, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc, cần phải được giặt giũ thường xuyên, phơi khô. Trong phòng ngủ của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng tấm trải sàn. Hãy chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình (khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen), bởi đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38