Chuyện ít biết về "nữ hoàng" làng trống Đọi Tam

LĐTĐ - Không chỉ là một "nữ hoàng" trống của làng Đọi Tam, chị Thanh còn nằm trong đội đánh trống chuyên nghiệp gồm 60 phụ nữ của xã Đọi Sơn. Trong nhiều lễ hội lớn của nước ta, trống của chị và đội trống 60 phụ nữ ấy đã đứng ra biểu diễn rất hùng hồn.

"Làng trống Đọi Tam đã quá nổi tiếng bởi lịch sử 1.000 năm làm trống với bao thợ cả nổi tiếng. Nhưng tuyệt nhiên chưa ai biết đến người phụ nữ làm trống giỏi nhất ở làng này. Tôi sẽ ưu ái, bật mí cho các anh về người phụ nữ ấy", ông Chu Thế Canh, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) vui vẻ khi giới thiệu về làng nghề Đọi Tam.

Đọi Tam là một làng nhỏ của xã Đọi Sơn, nơi có thửa ruộng Tịch điền thời vua Lê Đại Hành. Lễ hội thiêng liêng này được diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm. Theo truyền thống, ngày cày Tịch điền không thể thiếu tiếng trống uy nghi làng Đọi. Làng trống Đọi Tam từ xưa đến nay không truyền nghề cho con rể và con gái vì sợ bị lộ bí mật ra ngoài. Nghề vốn nặng nhọc, đàn ông học đã khó, đàn bà thì khó gấp vạn lần.


Chị Thanh được mệnh danh là
Chị Thanh được mệnh danh là "nữ hoàng" trống làng Đọi.

"Mối tình trống"

Ấy vậy mà có một "nữ hoàng" trống của làng nghề nức tiếng năm châu như Đọi Tam. Nói thế không ngoa, vì trống của chị đã xuất khẩu sang nhiều nước thuộc khắp các châu lục. Chị là Lê Thị Thanh, vợ anh Lê Ngọc Hùng - một nghệ nhân và cũng là chủ xưởng của cơ sở sản xuất trống lớn nhất nhì Đọi Tam hiện thời.

Vị Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn niềm nở bảo: "Ở làng này không phụ nữ nào làm trống giỏi như chị Thanh đâu. Gần 30 năm làm nghề rồi, lại được nghệ nhân giỏi như anh Hùng chỉ dạy thì chỉ có nhất".

Tôi quay sang, anh Hùng mỉm cười bảo: "Chúng tôi yêu nhau cũng vì trống đấy". Phía đối diện, chị Thanh đang pha nước nghe vậy thì tỏ vẻ ngường ngượng, nhưng rồi chị sẵn lòng chia sẻ: "Tôi sinh 1962, anh Hùng hơn tôi một tuổi. Quê tôi không phải làng Đọi mà tận dưới xã Thanh Hà - Thanh Liêm. Thời trẻ, nghe tiếng anh Hùng làm trống giỏi nhất nhì làng, thế rồi làm quen, yêu nhau lúc nào chẳng biết".

Ngày ấy, ở làng Đọi gọi họ là "mối tình trống". "Gọi thế thôi chứ thực ra không trống rỗng đâu mà lãng mạn lắm! Năm 1984 chúng tôi cưới nhau, anh Hùng vừa là chồng, vừa là sư phụ dạy tôi những tuyệt kỹ của nghề làm trống", chị Thanh cho hay.

Nghề làm trống cũng giống như nghề đóng cối xay, rất vất vả cực nhọc lại cần đến tính kiên trì và một sức khoẻ dẻo dai cùng ý chí bền bỉ. Thoạt đầu, sợ vợ không theo được nên anh Hùng không dám truyền nghề. Nhưng thấy chị Thanh quyết tâm nên anh Hùng đã không ngại truyền đạt từng động tác đơn giản nhất.

Đầu tiên chỉ là những công đoạn "xếp tang" (tạo khung gỗ cho trống - PV), đến chọn da trâu, căng da trên mặt trống... Rồi khi đã thành thạo các khâu giản đơn này, chị tiếp tục được học cách tạo âm và "đóng đinh" cho trống. Mãi sau này, khi đã lành nghề, chị mới được chồng dạy cho cách đánh bóng và vẽ hoa văn trên mặt cùng tang trống.
Chị có thể làm được tất cả các khâu.
Chị có thể làm được tất cả các khâu.

"Bụng trống" vẫn làm trống

Trở thành một trong những cao thủ trong làng trống Đọi Tam, chị Thanh vẫn không ngừng học hỏi từ chồng những tuyệt kỹ nghề nghiệp để tạo ra những âm thanh vang vọng hơn. Cho đến nay đã gần 30 năm làm nghề, sản phẩm trống do tay chị Thanh làm ra đã được xuất khẩu sang khắp các nước châu Âu.

Cũng từng ấy năm làm nghề, "nữ hoàng" trống của làng Đọi không hề quản ngại vất vả. Chị bảo: "Tôi hai lần mang thai thì cả hai lần đều không nghỉ ngơi, làm trống cho đến lúc đau đẻ mới thôi. Sinh con được vài ngày lại tiếp tục làm trống".

Chị bảo nhỏ, ở nhiều nơi làm trống họ kiêng phụ nữ mang thai lắm vì sợ âm thanh của trống không thịnh, không vang. Ở Đọi Tam này không kiêng kỵ điều ấy, "bụng trống" thì vẫn làm như thường, miễn sao cái tay nghề vững chắc, có sáng tạo, biết thỉnh âm cho chuẩn.

Ở làng Đọi Tam này, các cụ cấm kỵ nhất là truyền nghề cho con gái và con rể vì sợ bị lộ bí mật ra ngoài. Nên những người làm dâu như chị Thanh phải rất thông minh, trung thành và yêu chồng mới được truyền nghề một cách tỉ mỉ. Anh Hùng bảo rằng: "Làm nghề thì không khó chút nào, nhưng để có được bí quyết của nghề nghiệp thì đó là kinh nghiệm tích cóp trăm đời, không dễ gì truyền cho người khác".

Chị Thanh lại được chồng truyền cho tất thảy những bí mật nên dù có vất vả cũng đứng ra cùng công nhân trong xưởng làm ra những sản phẩm tuyệt mỹ. Nhiều người trong làng thấy chị Thanh "bụng trống" mà cứ đứng liên tục mấy tiếng liền hết dùng búa tạo khung đến căng da trống thì phát hoảng. Thậm chí, họ còn thấy chị đứng trên mặt trống mà dận xuống cho da trâu dãn nở.


Chị có thể làm được tất cả các khâu thậm chí còn dùng máy tạo tang trống.
Thậm chí còn dùng máy tạo tang trống.
Ngủ cũng mơ đánh trống

Ông Chu Thế Canh, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn cho hay: "Làng nghề bận rộn nhất là vào dịp trước Trung thu hoặc lễ, Tết, các xưởng trống phải tăng hết tốc lực nên người dân không lúc nào được nghỉ ngơi".

Quả thật, như với chị Thanh, sáng tinh mơ đã phải cùng chồng đi lấy da trâu, rồi về chỉ huy thợ làm tang trống từ gỗ mít. Đến khâu làm trống, chị đứng ra thực hiện từ A đến Z. Có những quả trống lớn, chị không kham nổi, phải cùng chồng tỉ mỉ từng khâu. Có khi cả tháng mới xong.

Như hồi Hà Nội kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, không chỉ vợ chồng chị Thanh, mà 100% thợ trống ở Đọi Tam đều phải ăn nằm với trống. "Nói không ngoa chứ, ngủ mà còn mơ làm trống. Nửa đêm, chồng mơ chỉ huy thợ làm tang, vợ gọi thợ căng da trâu. Đang ngủ mà cứ í ới như đang làm trống", chị Thanh tiết lộ.

Chị bảo tiếp: "Hồi ấy, do khách đặt hàng nhiều nên các xưởng trống đầy ắp hàng, thậm chí không có chỗ ngồi uống nước. Còn bây giờ thì lại bận việc khác".

Việc mà chị Thanh bận bây giờ chính là làm ra những quả trống chất lượng để xuất khẩu sang châu Âu. "Khách nước ngoài họ cũng am hiểu trống lắm. Họ đặt hàng, đến hẹn là có mặt, họ gõ trống thấy âm chuẩn thì mới ký hợp đồng nên mình phải cẩn thận từng chi tiết", chị Thanh cho hay.

Không chỉ là một "nữ hoàng" trống của làng Đọi Tam, chị Thanh còn nằm trong đội đánh trống chuyên nghiệp gồm 60 phụ nữ của xã Đọi Sơn. Trong nhiều lễ hội lớn của nước ta, trống của chị và đội trống 60 phụ nữ ấy đã đứng ra biểu diễn rất hùng hồn.


Đường vào làng trống Đọi Tam.
Đường vào làng trống Đọi Tam.

"Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay ở Đọi Tam có khoảng 80 phụ nữ làm nghề trống. Phụ nữ làm trống cũng không kém đàn ông, thậm chí nhiều chị em còn đi kiếm việc làm (như bọc lại da trống) ở các xứ đạo vùng Nam Định, Thái Bình... Phụ nữ làm trống rất vất vả nhưng nếu đã theo được nghề thì nghề cực nhọc ấy sẽ theo họ đến suốt đời, trường hợp chị Thanh là một ví dụ".

Ông Chu Thế Canh (Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn)

Theo Kiến thức

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Xem thêm
Phiên bản di động