Lan tỏa văn hóa Việt Nam qua tranh gỗ Nhật Bản

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ Japan Foundation tổ chức triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”.

Câu chuyện thú vị về sự hồi sinh của Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1898-1954 Ứng dụng công nghệ trong phát huy giá trị di sản 18 nhà thiết kế kể câu chuyện nơi mình sinh ra thông qua tà áo dài

Tại triển lãm, công chúng có dịp chiêm ngưỡng 38 tác phẩm đến từ 34 tác giả là các họa sĩ trẻ trong nước. Bằng nguồn cảm hứng từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e, kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang..., các họa sĩ trẻ đã tái hiện những nét truyền thống đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt dưới góc nhìn mới và sáng tạo.

Lan tỏa văn hóa Việt Nam qua tranh gỗ Nhật Bản
Giám tuyển - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn phát biểu tại khai mạc triển lãm.

Phát biểu tại khai mạc triển lãm, giám tuyển - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Khoa các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định: “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của các họa sĩ trẻ trong hành trình thúc đẩy thực hành nghệ thuật, lấy cảm hứng từ các giá trị văn hóa mỹ thuật truyền thống của Việt Nam và các nền văn hóa khác.

Lan tỏa văn hóa Việt Nam qua tranh gỗ Nhật Bản

Triển lãm thu hút đông đảo công chúng đến thưởng lãm

Hoạt động thực hành sáng tạo truyền thống cũng là động lực cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, góp phần thúc đẩy thế hệ trẻ, trong đó các họa sĩ tiếp tục học hỏi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống để có thêm động lực và cảm hứng nuôi dưỡng đam mê sáng tạo nghệ thuật”.

Tiếp nối dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” bắt đầu thực hiện và ra mắt năm 2020, trải qua nhiều lần tiến hành nghiên cứu và tương tác với dòng tranh Hàng Trống, dự án đã phát triển và ra mắt nhiều triển lãm trong 3 năm gần đây.

Chất liệu hội họa truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó... đối thoại với các bức tranh Hàng Trống để từ đó sáng tạo ra những truyền thống mới với hình hài cũng như tinh thần của thế hệ trẻ thời đại mới.

Lan tỏa văn hóa Việt Nam qua tranh gỗ Nhật Bản
Tác phẩm trưng bày trong triểm lãm.

Trong vai trò hỗ trợ chuyên môn, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, cho biết, với dự án Đối thoại với tranh khắc gỗ Nhật bản Ukiyo-e, nhóm tác giả muốn nối dài những cuộc đối thoại với nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, cụ thể là dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e (hay còn được gọi dưới cái tên Phù thế hội (những bức tranh của thế giới phù du hư ảo). Dòng tranh này có thể nói mang đầy đủ giá trị tinh hoa trong sáng tạo cũng như tinh thần Nhật Bản.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong năm 2023, các hoạt động triển lãm do trung tâm tổ chức đã góp phần quảng bá những giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám và giá trị văn hóa đến với khách tham quan, đặc biệt là khách quốc tế. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhóm, cá nhân sáng tạo những tác phẩm, đóng góp cho nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn và cần tiếp tục được mở rộng trong những năm tiếp theo.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Năm 2024 với một chặng đường đầy nỗ lực, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, qua đó nâng cao sức mạnh của tổ chức Công đoàn, phát huy vai trò là người đại diện tin cậy của người lao động (NLĐ). Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã xác định những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2025 “Tập trung phát triển đoàn viên; tham gia xây dựng Đảng trong sạch trong sạch, vững mạnh”.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), Sở Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển. Đáng nói, việc điều chỉnh tổ chức giao thông trong ngày đầu kết quả chưa được như mong muốn, tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra theo nhiều hướng.
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025, nhằm mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động của quận.
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

(LĐTĐ) Nghi phạm trong vụ án 4 người tử vong tại xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Vũng Tàu... Nghi phạm được xác định là người trong gia đình của 4 nạn nhân thiệt mạng.

Tin khác

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 23/1 tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới.
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025, nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và các văn bản liên quan của Chính phủ về quản lý, tổ chức lễ hội.
Xem thêm
Phiên bản di động