Câu chuyện thú vị về sự hồi sinh của Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1898-1954
Không gian sáng tạo "Dấu xưa văn hiến" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Ông đồ Tây" mặc áo the, đội khăn xếp viết thư pháp ở Văn Miếu Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954 |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ngài Nicolas Fiévé, đại diện Viện Viễn đông bác cổ Pháp nhấn mạnh, triển lãm cho thấy sự phát triển về mặt kiến trúc của Văn Miếu, cuộc sống bên trong; cũng như công tác tu bổ, tôn tạo di sản trong nhiều năm, với sự cống hiến miệt mài và tận tụy của những người tham gia công tác này. Với các tư liệu quý, triển lãm cho phép chúng ta trở lại quá khứ gần như vẫn còn hiện hữu nơi đây.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. |
Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, với định hướng đưa Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học và không gian sáng tạo của Hà Nội, trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhằm phát huy giá trị di tích, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của du khách trong, ngoài nước.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và các đại biểu tham quan triển lãm. |
Triển lãm hôm nay đã thể hiện một câu chuyện rất thú vị về sự hồi sinh của di tích; đồng thời nêu bật ý chí, tình cảm, trách nhiệm của những người tham gia công tác này, giúp di sản hồi sinh, trường tồn mạnh mẽ như những gì chúng ta đang chứng kiến.
Viện Viễn đông bác cổ Pháp kể từ khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội - khi đó là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong trưng bày triển lãm. |
Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với Viện Viễn đông bác cổ Pháp, đây lại là một di tích quan trọng. Suốt nhiều năm, Viện đã có mối liên hệ chặt chẽ với di tích trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên, phục hồi chức năng thờ tự, đưa di tích trở thành một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được đơn vị xếp hạng.
Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn đông bác cổ Pháp, triển lãm kể lại hành trình của những con người tham gia bảo tồn khu di tích Văn Miếu, góp phần đưa di sản hồi sinh mạnh mẽ, uy nghi hơn.
Triển lãm cũng giúp công chúng hiểu về những công việc đã thực hiện ở Văn Miếu của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ; đồng thời cung cấp cho người xem một góc nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay. Cùng với đó là chân dung của những con người luôn có niềm đam mê với di sản, góp phần cho bảo tồn khu di tích - sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi, nhằm đối phó trước những tác động mạnh mẽ của thời gian lên di sản.
Triển lãm thiết thực chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023) và được kéo dài đến hết ngày 30/4/2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13