Lần đầu thành công trong thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene
Đặc điểm gene lý giải vì sao loài chó gần gũi với con người | |
Loại bỏ hoàn toàn DNA HIV trên tế bào người cấy ghép vào chuột | |
Em bé đầu tiên ra đời với sự kết hợp ADN của 2 mẹ 1 bố |
Đây được coi là một trong những dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu di truyền học được công bố trên tạp chí uy tín Nature của Anh.
Thử nghiệm được các chuyên gia thuộc Đại học Y tế và Khoa học Oregon (OHSU) phối hợp với Viện Salk và Viện Di truyền học Hàn Quốc thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng công nghệ CRISPR-Cas9 để chỉnh sửa các đột biến gene gây ra một loại bệnh tim.
(Nguồn: AP) |
CRISPR-Cas9 hoạt động như một kéo phân tử có thể cắt bỏ những phần gene không mong muốn và thay vào đó những chuỗi ADN mới khỏe mạnh.
Công nghệ này cũng đã từng được thử nghiệm vài lần tại Trung Quốc song không cho kết quả rõ ràng.
Để tăng khả năng thành công, nhóm nghiên cứu đã cùng lúc đưa các thành phần chỉnh sửa bộ gene cùng với mẫu tinh trùng từ một nam tình nguyện mang gene bị bệnh vào trong quá trình thụ tinh.
Kết quả, 72% phôi thai thử nghiệm đã sử dụng các phiên bản gene sao chép khỏe mạnh để sửa chữa những phần đột biến và phát triển mà không mang gene bệnh tim. Đặc biệt, việc làm này không hề gây bất kỳ đột biến nào trên các phần khác của hệ gene, một hiện tượng gây lo ngại chủ yếu trong quá trình chỉnh sửa gene.
Ngoài ra, gene chỉnh sửa không bệnh tật sẽ di truyền lại cho thế hệ con và cháu của phôi thai đầu tiên.
Tuy chưa đạt đến độ thành công 100% nhưng công nghệ này giúp nâng số lượng các phôi thai có thể được chỉnh sửa gene từ 50% trong tự nhiên lên 72%.
Các nhà khoa học vẫn thận trọng cảnh báo cần thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nữa để nâng sác xuất thành công lên 100%, đồng thời đảm bảo mức độ an toàn trước khi có thể đưa công nghệ này vào thử nghiệm thực tế.
Hiện công nghệ chỉnh sửa gene vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Nhóm phản đối cho rằng nếu công nghệ này được áp dụng, tương lai sẽ có nhiều trẻ em được sinh ra theo "thiết kế" mà bố mẹ các em yêu cầu trong khi phía ủng hộ cho rằng kỹ thuật này sẽ giúp các thế hệ sau loại bỏ những gene di truyền mang bệnh tật.
Theo vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05