Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại
Nhiều ca nhập viện vì ngộ độc nấm
Tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nấm dại. Điển hình là trường hợp nam bệnh nhân 37 tuổi (ở Tuyên Quang). Trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai 9 ngày, bệnh nhân cùng 3 người khác đi phát cây ở trong rừng, thấy nấm nên hái về nấu canh, súp ăn.
![]() |
Loại nấm mà bệnh nhân đã hái ăn (Ảnh: bệnh nhân cung cấp). |
Sau khoảng 8-9 giờ đồng hồ, bệnh nhân cùng 2 người khác xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Ba người này được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Hai người nhẹ hơn đã ổn định và được xuất viện. Riêng nam bệnh nhân 37 tuổi xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, mệt nhiều, nên được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.
Tại đây, bệnh nhân tỉnh, nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê, da và củng mạc mắt vàng, ăn uống kém. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân tổn thương rất nặng, suy gan nặng, suy thận… Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại.
Nam bệnh nhân cho biết, anh thường có thói quen hái các loại nấm về ăn khi đi phát cây rừng, nhưng chưa bao giờ gặp phải tình trạng tương tự. Theo bệnh nhân mô tả, loại nấm mình ăn có hình dáng giống chiếc ô, cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng.
Tương tự, nữ bệnh nhân (57 tuổi, ở Bắc Kạn) vào rừng hái được một nắm nấm màu trắng, hình dáng như chiếc ô, đầu nấm hơi tròn. Sau đó, bệnh nhân mang về nấu canh ăn.
Sau khi ăn khoảng 13 giờ đồng hồ, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn kèm đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần. Xét nghiệm cũng cho thấy, bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, suy gan cấp và cũng phải điều trị cấp cứu bằng thuốc giải độc và thay huyết tương.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu của các bệnh nhân cho thấy, nhiều chỉ số bất thường, cao vượt ngưỡng, gấp nhiều lần người bình thường. Hiện, các bệnh nhân có tình trạng bị suy gan, suy thận, phải lọc máu hỗ trợ gan và dùng các thuốc giải độc.
Trước đó, ngày 6/3, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận hai bệnh nhân (là vợ chồng) ở Thanh Hóa bị ngộ độc do ăn nấm tự hái trên rừng. Dù đã được điều điều trị tích cực, song hai bệnh nhân này đã không thể qua khỏi do suy đa tạng nặng...
Tuyệt đối không ăn nấm hoang dại
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các trường hợp ngộ độc nấm do người dân hái nấm mọc hoang dại, nấm độc về ăn. Hiện có 2 nhóm nấm độc là nhóm nấm gây ngộ độc sớm và muộn. Mỗi loại nấm độc khi ăn phải có những dấu hiệu riêng.
![]() |
Bệnh nhân bị vàng da sau khi ăn nấm tự hái. |
Nhóm nấm gây ngộ độc sớm với các biểu hiện ngộ độc xuất hiện sớm trong 6 giờ sau ăn. Hình thức ít bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí màu sắc rực rỡ, gây nôn, đau bụng, ỉa chảy, thường có các triệu chứng thần kinh, tâm thần, tim mạch. Với nhóm nấm này, người dân nếu đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời, hầu hết sẽ không tử vong.
Nhóm nấm gây ngộ độc muộn có màu trắng, trông rất ngon, là các nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa). Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau ăn quá 6 giờ, với 3 giai đoạn.
“Tính chất nguy hiểm của các nấm gây ngộ độc muộn là trông hấp dẫn, triệu chứng xuất hiện muộn nên khi phát hiện ra, chất độc đã hấp thu vào cơ thể, gây ngộ độc gan rất nặng, ồ ạt, thậm chí nhiều cơ quan khác. Tỷ lệ tử vong rất cao, tới 50%, kể cả khi áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, giải độc tích cực” – Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Giám đốc Trung tâm Chống độc cũng khuyến cáo, các loại nấm độc khó có thể nhận dạng bằng mắt thường. Thời điểm mùa xuân, nhiều khu vực ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc.
“Người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn, có lẽ chỉ trừ mộc nhĩ. Các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và các cá nhân cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ về các thông tin an toàn trên với người dân để tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên lưu ý thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô: Tự hào, xúc động, biết ơn

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 198 ca mắc sởi trong tuần
Y tế 28/04/2025 15:33

Bảo đảm công tác cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Y tế 28/04/2025 06:01

Gian nan 6 năm “tìm con” của người mẹ bị suy buồng trứng
Y tế 26/04/2025 12:45

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11