Tình yêu lớn của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng
Bác Hồ với tổ chức Công đoàn và công nhân lao động | |
Bác Hồ với công tác cán bộ | |
Chiêm ngưỡng nơi ở và làm việc của Bác Hồ những năm cuối đời |
Sinh thời, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Bác Hồ đều có thư và thơ gửi cho các cháu thiếu niên nhi đồng, nhất là vào các dịp khai trường, Tết Thiếu nhi hay Tết Trung thu. Lời lẽ trong thư của Bác luôn ân cần, trìu mến với những lời dạy bảo chí tình như của ông dành cho con cháu trong nhà.
Trước Cách mạng Tháng Tám, trong khi kêu gọi thiếu niên đoàn kết đấu tranh góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc, Người viết: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình". Đó là lời khích lệ của Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng hãy biết nỗ lực cố gắng phấn đấu trong khả năng của mình để xây dựng đất nước. Mỗi việc làm của các em, dù nhỏ nhưng đều được được trân quý.
Ảnh tư liệu Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng. |
Lời kêu gọi ấy của Bác Hồ đã có sức lan toả mãnh liệt trong thiếu niên, nhi đồng cả nước, thôi thúc các em tham gia đánh Pháp, đuổi Nhật. Đã có biết bao tấm gương thiếu niên, nhi đồng anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc mà tiêu biểu như Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám...
Sau Cách mạng Tháng Tám, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trìu mến viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5/1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá hội viên tiêu biểu của Đội. Bác còn xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25/8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá. Đồng thời phải giữ tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hoá ra già cả".
Tình yêu thương thiếu niên nhi đồng được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bằng cả tấm lòng của người ông, người bác, người cha với tầm nhìn của một vị lãnh tụ thiên tài chăm lo cho thế hệ tương lai của nước nhà. Trong hoàn cảnh nào và ở đâu, Người cũng luôn nghĩ về các cháu, hướng các cháu vào những hoạt động vui chơi bổ ích và nề nếp kỷ luật.
Dù bận trăm công nghìn việc Người vẫn luôn dành thời gian đi thăm các trường học, lớp mẫu giáo, trại thiếu nhi... động viên, khuyên nhủ và cùng vui chơi với các cháu. Đặc biệt, Người thường xuyên viết thư thăm hỏi, gửi quà động viên các cháu thiếu niên nhi đồng miền Nam đang sống dưới sự đàn áp của Mỹ - Nguỵ, chưa có một ngày hoà bình thật sự.
Bài thơ "Gửi các cháu miền Nam" được Bác viết vào tháng 9 năm 1965 tràn ngập tình cảm tha thiết ấy: "Bắc Nam sẽ sum họp một nhà/ Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung/ Nhớ thương các cháu vô cùng/ Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi".
Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc của mình, Bác đã hai lần nhắc đến nhi đồng, đoạn mở đầu, Bác viết: "Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta!...". Đoạn kết thúc, Bác lại viết: "Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…"
Từ ngày Bác đi xa, lớp trước tiếp lớp sau, lớp này qua lớp khác, các cháu thiếu nhi tiếp tục phấn đấu thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy, noi theo những tấm gương oanh liệt, anh hùng Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc… hàng triệu các cháu trong phong trào nghìn việc tốt đã đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng với niềm tin yêu của Người.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43