Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10 Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 5/11, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam) chia sẻ, trong năm qua, cử tri và nhân dân đánh giá rất cao hiệu quả, kết quả điều hành kinh tế - xã hội đất nước.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù lương tăng cao nhưng chỉ số CPI ổn định, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và hiệu quả. Bên cạnh đó, với sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đầu tư công đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận...

Song bên cạnh đó, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, vẫn còn một số hạn chế, trong đó có việc giải ngân còn chậm. Qua tìm hiểu thực tế, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc”.

Đại biểu chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên là vấn đề nguyên vật liệu. Trong Luật Đấu thầu quy định nhà thầu khi tham gia đấu thầu chỉ phải đặt cọc 20% giá trị của gói thầu. Tuy nhiên, Nghị định 126 quy định thời gian chậm nhất để hoàn thành nghĩa vụ là 90 ngày nên dẫn tới việc lợi dụng đấu giá lên xong bỏ cọc, sau đó bán tăng giá phần nguyên vật liệu mình đang có để trục lợi.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Bên cạnh đó, đối với những dự án nhỏ thì cát tại chỗ không thiếu nhưng không được cấp phép nên không khai thác được. Vì vậy phải đi sang địa phương khác tìm mua, từ đó cũng khiến giá nguyên vật liệu tăng lên. Đây cũng là bất cập cần được gỡ sớm để hoàn thành được kế hoạch đầu tư công trung hạn vào năm 2025.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, nguyên nhân sâu xa là do chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa tốt. Do đó, việc chuẩn bị đầu tư các dự án còn kém nên dẫn đến chậm tiến độ. Vì vậy, sang năm 2025, ngoài việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2025 thì còn phải chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Đề nghị Chính phủ cần phải sớm triển khai công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư công cho giai đoạn tới.

Dẫn chứng tại địa phương, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang) cho biết, Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đoạn qua tỉnh Hà Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự án trọng điểm quốc gia tại Quyết định số 1166 ngày 10/10/2023 và Dự án được thực hiện trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Giang có chiều dài là 27,48 km.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Vương Thị Hương phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, đại biểu Vương Thị Hương chỉ rõ, hiện nay nhu cầu về đất san lấp, vật liệu xây dựng trong các dự án, nhất là dự án cao tốc là rất lớn nhưng nguồn cung không thể đáp ứng do Luật Khoáng sản quy định tài nguyên đất hay đất đồi, đất san lấp là khoáng sản.

Trong khi đó, trình tự, thủ tục liên quan đến việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định hiện hành còn rườm rà và tốn nhiều thời gian của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân đang sở hữu giấy phép. Các vướng mắc này dẫn đến thiếu hụt nguồn thu đất, gia lấp, ảnh hưởng đến biến độ thi công và giải ngân vốn các của các phương án không giải quy định.

Ngoài ra, theo đại biểu Vương Thị Hương việc các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa chỉ từ 1 mét vuông vẫn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường là không cần thiết và gây tăng thêm thủ tục cho các dự án, nhất là đối với dự án giao thông nông thôn. Công tác chuyển đổi đất rừng, quy hoạch sử dụng đất để triển khai thực hiện các dự án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định từng loại đất.

Vì vậy, đại biểu Vương Thị Hương kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ cho phép địa phương được giao làm cơ quan chủ quản dự án thực hiện các nội dung thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật, dự toán.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Quan tâm đến nội chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đại biểu Triệu Quang Huy (Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn) cho biết, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, nêu cả nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có đánh giá: “Công tác chuẩn bị dự án rất kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cách thực tế và lúc đó lại mất thời gian để điều chỉnh, dẫn đến lãng phí rất nhiều thời gian”.

Trong Báo cáo số 652 của Chính phủ cũng cho thấy, công tác chuẩn bị dự án đầu tư vẫn còn là khâu yếu, dẫn đến tình trạng vốn chờ dự án, hoàn thiện thủ tục đầu tư, kéo dài thời gian giao vốn và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giải ngân, cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Nguyên nhân chủ yếu do vai trò của người đứng đầu tại một số cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ; năng lực lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án còn hạn chế; một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung…

Tại kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định sửa đổi một số Luật liên quan để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nói chung, công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng.

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trên cơ sở đó, đại biểu Triệu Quang Huy đề nghị danh mục dự án khi đưa vào kế hoạch vốn cần làm rõ sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ảnh hưởng đến việc triển khai dự án đó, vấn đề về giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến thực hiện dự án; người phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm đối với dự án đầu tư xây dựng mà mình phê duyệt; việc bố trí kinh phí và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư theo các quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Triệu Quang Huy nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

Hà Nội sẵn sàng vận hành những đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Hà Nội đang tiến hành sáp nhập, giảm nhiều phường, xã khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính để sớm ổn định tình hình tại các địa phương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2025.
Sôi nổi chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi

Sôi nổi chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi

(LĐTĐ) Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất năm 2024. Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng.
Ứng dụng công nghệ số trong xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng công nghệ số trong xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp gửi ý kiến đối với những vướng mắc, bấp cập trong các quy định của pháp luật.
LĐLĐ quận Long Biên gặp mặt cán bộ Công đoàn các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm thành lập

LĐLĐ quận Long Biên gặp mặt cán bộ Công đoàn các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm thành lập

(LĐTĐ) Chiều 6/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức gặp mặt cán bộ Công đoàn chủ chốt qua các thời kỳ nhân kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận Long Biên (9/12/2003 - 9/12/2024).
Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

Hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đóng góp quan trọng vào các quyết sách của Thành phố

(LĐTĐ) Ngày 6/12, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động các Hội đồng tư vấn (HĐTV) của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Nỗ lực “xanh hoá” thùng rác, đảm bảo công tác thu gom

Nỗ lực “xanh hoá” thùng rác, đảm bảo công tác thu gom

(LĐTĐ) Là một mắt xích quan trọng trong hành trình kiến tạo đô thị xanh tại Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) luôn đặt mục tiêu thu dọn, vận chuyển hết đất thải, rác thải phát sinh trong ngày. Đơn vị cũng sẵn sàng đầu tư đổi mới và đưa vào vận hành các trang thiết bị, công cụ hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City

(LĐTĐ) Một sự kiện đón chào năm mới không thể bỏ lỡ cuối tháng 12 này, những sắc vàng rực rỡ của hàng triệu bông hoa hướng dương sẽ đưa bạn khám phá không gian của miền Viễn Tây nước Mỹ hoành tráng ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đó sẽ là lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước tới nay - SUNFLOWER FESTIVAL diễn ra từ ngày 21/12/2024 đến ngày 1/1/2025 tại Vạn Phúc City với nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn.

Tin khác

TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025

TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025 và tổ chức lễ đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Thành phố trong năm 2025.
Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Nhấn mạnh sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã làm được nhiều việc rất quan trọng, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng, hy vọng Hà Nội có thể đi đầu trong kiến tạo kỷ nguyên mới, để có một Hà Nội vươn mình trong một dân tộc Việt Nam vươn mình, GS.TS Phùng Hữu Phú khẳng định: Đảng bộ Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước trong triển khai thực hiện tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã ký ban hành Công văn về điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung của Kế hoạch số 04-KH/BCĐ.
Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 5/12, tại thành phố Vinh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 25, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Xem thêm
Phiên bản di động