Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 Từ 1/1/2025: 7 trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ

Theo khảo sát của VCCI, năm 2023, điểm số trung bình chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai chỉ đạt 6,75 điểm, giảm đáng kể từ con số 6,94 điểm năm 2022 và 7,01 điểm năm 2021. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp không gặp trở ngại về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh đã liên tục giảm từ 55,2% năm 2021 xuống 48% năm 2022 và 40,7% của năm 2023.

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai
Ảnh minh họa: BT

Tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp khó khăn chỉ còn ở mức 58,9%, trong khi năm 2022 là 80,1%. Tỷ lệ doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà hoặc lo ngại cán bộ nhũng nhiễu là 21,2%, gần tương đương mức năm 2022 (22,2%) và cao hơn đáng kể mức của năm 2021 (10,45%).

Cuối cùng, tỷ lệ doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai lên tới gần 73% vào năm 2023, trong khi năm 2022 và 2021 lần lượt ở mức 42,9% và 53,9%.

Những khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải trong năm 2023 là gì? Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hành chính đất đai, trở ngại lớn nhất là thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn niêm yết của văn bản quy định (64%).

Kế đến là cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính không hướng dẫn đầy đủ (46%) và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ đất đai không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định (46%). Cùng với đó, là việc thực hiện các thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất rất mất thời gian (44%) và giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định (37%).

VCCI nhận định, trở ngại trong tiếp cận đất đai tiếp tục gia tăng, đòi hỏi những nỗ lực cải cách quyết liệt hơn trong thời gian tới.

Và bên cạnh những tỷ lệ đáng buồn trên thì dấu hiệu tích cực trong báo cáo PCI 2023 là tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Hợp đồng mua sắm của cơ quan nhà nước, đất đai và các nguồn lực kinh doanh khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với cán bộ chính quyền” chỉ còn 55,3% vào năm 2023, đã giảm liên tục từ mức 61,1% vào năm 2021 xuống 57,7% vào năm 2022. Như vậy, nguồn lực đất đai rơi vào “sân sau” của cán bộ chính quyền đang có xu hướng giảm.

Đây là một chỉ tiêu đo lường về doanh nghiệp “thân hữu”. Nếu nhìn vào con số 96,6% khi lần đầu tiên đo lường chỉ tiêu này vào năm 2013, thì con số 55,3% của năm 2023 là thực sự ấn tượng. Điều này cho thấy các nỗ lực phòng, chống các biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính được đưa ra tại Nghị quyết số 10/NQ-TW năm 2017 của Đảng đã mang lại những kết quả tích cực.

Cùng với đó, một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính và loại bỏ khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất. Điều này giúp giảm thiểu thực hiện thủ tục hành chính đất đai, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Đất đai, có 10 thủ tục hành chính về đất đai. Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định rõ các nguyên tắc khi thực hiện các thủ tục này. Trong đó nêu rõ phải bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian,chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.

Không chỉ quy định các thủ tục hành chính về đất đai, mà Luật Đất đai (sửa đổi) còn quy định rõ trách nhiệm đối với từng chủ thể trong thực hiện các thủ tục này. Việc quy định cụ thể từng thủ tục, phương thức công khai, cũng như quy định rõ trách nhiệm đến từng cơ quan, chủ thể liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính, Luật sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch, cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp, thực hiện các thủ tục hành chính. Qua đó, giúp giảm thiểu các chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Tại lễ công bố Chỉ số PCI 2023 diễn ra ngày 9/5 vừa qua, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, năm 2024 đã được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 05/1/2024, Chính phủ đã xác định chủ đề năm là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”. Chính phủ đã ban hành trở lại Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, với mục tiêu “cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp”.

Những chỉ đạo chính sách quan trọng này đang được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được chính quyền các địa phương thực hiện kịp thời, hiệu quả để góp phần quan trọng, thậm chí là quyết định tới việc thực hiện các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

SHB triển khai thu thập thông tin sinh trắc học theo QĐ 2345 của Ngân hàng Nhà nước

SHB triển khai thu thập thông tin sinh trắc học theo QĐ 2345 của Ngân hàng Nhà nước

(LĐTĐ) Từ nay, khách hàng SHB có thể đăng ký dữ liệu sinh trắc học tại điểm giao dịch của Ngân hàng trên toàn quốc hoặc ứng dụng ngân hàng điện tử, chuẩn bị sẵn sàng khi Quyết định 2345/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.
VietinBank tặng tài khoản số đẹp, miễn phí chuyển tiền cho doanh nghiệp

VietinBank tặng tài khoản số đẹp, miễn phí chuyển tiền cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký 1 lần để được hưởng combo ưu đãi miễn 100% phí dịch vụ ngân hàng thường xuyên và thiết yếu của doanh nghiệp, gồm: Phí chuyển tiền VND tại quầy, phí giao dịch ngân hàng điện tử, tặng tài khoản số đẹp.
Dự kiến một số điểm mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Dự kiến một số điểm mới về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học để lấy ý kiến rộng rãi.
Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô, UBND TP Nha Trang xử lý 2 bãi trông xe trái phép

Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô, UBND TP Nha Trang xử lý 2 bãi trông xe trái phép

(LĐTĐ) Sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng bài phản ánh “Nha Trang: Thiên đường du lịch nhưng thiếu bãi trông xe” nêu rõ tình trạng 2 bãi xe trái phép được san phẳng và phân lô, quây tôn, dựng mái để làm bãi trông giữ ô tô trong khuôn viên của dự án sân bay cũ, UBND TP Nha Trang đã vào cuộc kiểm tra, xử lý.
Xử lý nghiêm tình trạng chiếm dụng vỉa hè hồ Ba Mẫu

Xử lý nghiêm tình trạng chiếm dụng vỉa hè hồ Ba Mẫu

(LĐTĐ) Một số tuyến phố xung quanh Ô Đồng Lầm - hồ Ba Mẫu (quận Đống Đa) xuất hiện tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi trông xe và nơi bán hàng... lực lượng chức năng địa phương đã kiểm tra, xử phạt các trường hợp cá nhân cố tình vi phạm về việc chiếm dụng lòng đường, hè.
Nâng cao vị thế Công đoàn, lan tỏa tiếng nói công nhân

Nâng cao vị thế Công đoàn, lan tỏa tiếng nói công nhân

(LĐTĐ) Xác định rõ vai trò của công tác truyền thông trong việc nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn, lan tỏa tiếng nói của công nhân, viên chức, lao động các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn.
Để báo chí thực sự là “binh  chủng” truyền thông chính sách

Để báo chí thực sự là “binh chủng” truyền thông chính sách

(LĐTĐ) Làm thế nào để báo chí nói chung, mỗi cơ quan báo chí nói riêng tiếp tục là “binh chủng” truyền thông chính sách hiệu quả về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cầu nối đại biểu Quốc hội với cử tri là một trong những nội dung mà một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Tin khác

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Xem thêm
Phiên bản di động