Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội truyền thông số Việt Nam vừa phối hợp tổ chức hội thảo góp ý Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, với rất nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung mới.
Khởi tố 2 đối tượng bán thực phẩm chức năng giả trên mạng xã hội Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Xác thực tài khoản qua số điện thoại di động

Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, Việt Nam là nước có độ phủ internet cao với khoảng 70 triệu người sử dụng, chiếm 70% dân số. Hạ tầng viễn thông đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt đời sống và kinh doanh. Bên cạnh những mặt rất tích cực, môi trường mạng cũng rất dễ xảy ra các hành vi tiêu cực và phát tán mạnh hơn, nên vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước rất cần thiết.

Siết chặt hoạt động livestream trên mạng xã hội
Các đại biểu góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định.

Theo ông Tuấn, quản lý như thế nào là vấn đề rất quan trọng, nếu quản quá chặt sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế số, chuyển đổi số hiện nay. Việc cân bằng nội dung mà vẫn đảm bảo cho phát triển công nghiệp nội dung số là thách thức cho cơ quan quản lý. Các quy định của Nghị định mới cần cẩn trọng để tránh xảy ra bảo hộ ngược, khiến doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được với doanh nghiệp quốc tế, tránh tình trạng nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ vào Việt Nam…

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, Dự thảo Nghị định đã bổ sung 11 nội dung mới, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 10/2023.

Trong đó, đáng chú ý là hiện nay mạng xã hội xuất hiện tính năng “livestream” cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực. Thực tế cho thấy, đây là hình thức thông tin tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội, cho nên cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung quy định để quản lý tính năng này. Cụ thể, chỉ các mạng xã hội có Giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream). Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Đồng thời, Dự thảo cũng bổ sung quy định mạng xã hội phải xác thực tài khoản người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam. Theo bà Huyền, việc xác thực tài khoản qua số điện thoại di động có tính bảo mật tốt hơn, giúp cơ quan Nhà nước thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật trên mạng, phù hợp với yêu cầu xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số tại Điều 26 Luật An ninh mạng và tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.

Khóa vĩnh viễn các tài khoản thường xuyên vi phạm

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đề xuất không cấp phép cho dòng game bài giải trí. Qua thực tiễn công tác quản lý thời gian qua cho thấy dòng game bài giải trí dù cấm đổi thưởng nhưng vẫn rất dễ bị lợi dụng, biến tướng thành cờ bạc, đổi thưởng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, có tác động xấu đến thế hệ trẻ, trong khi các giải pháp quản lý hiện tại chưa bảo đảm khả năng giám sát hiệu quả việc biến tướng thành hoạt động cờ bạc bên ngoài game.

Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, Bộ TT&TT đã duy trì chủ trương tạm dừng cấp phép đối với dòng game bài giải trí (không đổi thưởng) và bổ sung quy định không cấp phép đối với trò chơi điện tử trên mạng có nội dung, kịch bản mô phỏng các trò chơi có thưởng trong các cơ sở kinh doanh casino, các trò chơi sử dụng hình ảnh lá bài.

Bên cạnh việc bổ sung quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu các mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng, quy định này sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay…

Còn ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc Điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng yêu cầu tạm khóa và khoá vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung, chặn và gỡ bỏ ứng dụng là quá nhiều và không khả thi về mặt vận hành.

Ông Phạm Thành Lê, quản trị của Cộng đồng Otofun cho rằng, yêu cầu thành viên phải đăng ký số điện thoại trong nước để thực hiện xác thực có nhiều bất cập, ví dụ như Cộng đồng Otofun hiện có nhiều thành viên sinh sống ở nước ngoài và người nước ngoài, nếu yêu cầu họ phải xác thực số điện thoại trong nước thì họ sẽ không tham gia sinh hoạt được nữa. Ông Lê đề nghị có thể thực hiện xác thực tài khoản bằng email hoặc hình thức khác…

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định cơ quan báo chí thiết lập tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội trong và ngoài nước phải đăng ký với Bộ TT&TT và cam kết chịu trách nhiệm nội dung cung cấp, theo đúng tôn chỉ, mục đích. Điều này, theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là nhằm tránh tình trạng giả mạo cơ quan báo chí và cơ quan báo chí cung cấp các nội dung không phù hợp với tôn chỉ, mục đích.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương "Gia đình công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu" năm 2024 và khen thưởng con của CNVCLĐ đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2023-2024.
Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

(LĐTĐ) Ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Trong đó, thành phố Hà Nội có số thí sinh chiếm 1/10, cũng là địa phương có số lượng thí sinh nhiều nhất. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố và người dân đã chung sức nỗ lực bảo đảm an toàn và hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Ngày 27/6, tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc.
LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024, tặng quà cho con CNVCLĐ đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2023-2024; tổng kết Hội khỏe CNVCLĐ quận năm 2024.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

(LĐTĐ) Mức chuẩn trợ giúp xã hội được đề xuất tăng lên 500.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 38,9%. Ước tính, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.700 tỷ để trợ cấp xã hội cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngay sau hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ huyện Hoài Đức lần thứ 6, nhiệm kỳ 2023-2028, LĐLĐ huyện đã tổ chức ký kết chương trình phúc lợi với Công ty cổ phần đầu tư PA “Gạo Vian”.
Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

(LĐTĐ) Chiều 27/6, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển xe chở phế liệu quá khổ di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú. Đáng nói, tài xế còn ngang nhiên vượt đèn đỏ, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.

Tin khác

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

(LĐTĐ) Mức chuẩn trợ giúp xã hội được đề xuất tăng lên 500.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 38,9%. Ước tính, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.700 tỷ để trợ cấp xã hội cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
BHXH Hà Nội: Nhiều kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2024

BHXH Hà Nội: Nhiều kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Bám sát chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội; với sự vào cuộc quyết liệt, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, 6 tháng đầu năm, BHXH thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học kể từ 1/7/2024 sau khi tăng lương cơ sở.
Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 1/7/2024.
Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

(LĐTĐ) Mức tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024 là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách.
3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

Mức lương cơ sở tăng cao nhất từ trước đến nay, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên, tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng… là 3 điều đặc biệt liên quan đến mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Xem thêm
Phiên bản di động