Lá dong Tràng Cát: Gìn giữ nét truyền thống dân tộc
![]() | Tiếp tục đạt các chỉ tiêu tăng trưởng |
![]() | Hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới |
![]() | Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả ở Mê Linh |
![]() |
Tràng Cát được phủ xanh bởi một màu xanh ngát của lá dong (Ảnh Đỗ Đạt) |
Đến Tràng Cát, điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên không phải là những ngôi nhà cao tầng khang trang, đẹp đẽ, mà chính là những cánh đồng trồng lá dong xanh mướt mát. Thậm chí, nhiềm khóm lá dong len lỏi vào trong tận sân nhà, ngoài vườn, ôm ấp những con người lam lũ.
Chẳng phải làng Tràng Cát có mỗi lá dong, chỉ bởi bao đời nay lá dong vẫn được khai thác tối đa cho việc làm các loại bánh. Người dân Tràng Cát có nhiều nét tương đồng với lá dong. Bất chấp cái “nắng lửa, mưa dầu” nhưng cây dong không lụi đi mà ngày càng xanh mướt mát. Trên nhiều cánh đồng ở Tràng Cát, những người cao tuổi, mái tóc hoa râm theo thời gian vẫn cần mẫn đem lại cho loại lá này mầu xanh sự sống.
Len lỏi giữa cánh động lá dong, bà Khuyên - một người trồng lá dong lâu năm, cho biết: “Lá dong Tràng Cát là lá dong nếp, bầu lá tròn, mềm, dai, mặt dưới có màu xanh non, cuống lá dài, dễ phân biệt với loài dong rừng. Lá dong Tràng Cát gói bánh chưng không chỉ tạo màu xanh đẹp mắt, mà còn tăng thêm hương vị cho bánh”. Điều đặc biệt là lá dong Tràng Cát rất đều, chiều dài 50cm - 60cm, chiều rộng 25cm -35cm. Cũng theo bà Khuyên, vì giống lá đặc biệt nên nhiều người dân ở khắp nơi cũng tìm về lấy giống, thế nhưng, khi trồng trên các vùng đất khác, lá dong không đạt được chất lượng như khi trồng ở Tràng Cát.
Làng Tràng Cát nằm ở một địa thế đắc địa, ba bề bao quanh bởi sông Đáy. Vùng đất bãi bằng phẳng kéo dài từ bờ sông đến rìa làng hình vòng cung trù phú. Truyền rằng, cách đây khoảng 600 năm về trước, bà Đàm Sứ ở thôn Nga Mi Hạ, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, thấy đây là vùng đất tốt tươi đã đưa con cháu xuống khai hoang lập địa, phát cỏ và trồng cây lá dong. Lâu dần, người dân Tràng Cát học theo bà Đàm Sứ trồng lá dong để dùng trong dịp Tết và bán ra ngoài.
![]() |
Nhìn mỗi tàu lá dong xanh ngát và hình ảnh người dân cắt tỉa lá khiến nhiều người cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền đang đến rất gần (Ảnh Đỗ Đạt) |
Càng đi sâu vào làng, chúng tôi gặp rất nhiều khu nhà vườn trồng lá dong san sát. Nhà nhỏ trồng một vài sào, nhà lớn tới vài héc ta. Chưa ở đâu, sắc xanh của lá dong lại trở thành biểu tượng thiêng liêng trong đời sống cộng đồng đến vậy. Ông Trịnh Văn Tô, 60 tuổi, Chi Hội trưởng Hội Người cao tuổi, thôn Tràng Cát, xã Kim An kể: “Mỗi tàu lá dong gợi nhớ về Ngày Tết cổ truyền, còn gì hạnh phúc hơn khi Tết đến lại có lá dong để gói bánh chưng xanh”. Ngày trước, sau mùa lá dong về, ông Tô cùng người làng mang lá dong đi bán ở khắp nơi. “Loài lá ấy nhắc tôi luôn nhớ đến ngày Tết, nhắc tôi không bao giờ được rời bỏ nghề truyền thống của quê hương”, ông Tô nói.
Anh Nguyễn Quang Tú, Trưởng thôn Tràng Cát nói rằng, lá dong ở Tràng Cát không bao giờ mất đi bởi đất bãi nơi đây có đặc điểm là đất phù sa với tỉ lệ hai phần đất cát và một phần đất thịt, tạo điều kiện thuận lợi cho lá dong sinh trưởng và phát triển. Những năm trước đây, phần lớn các gia đình trong thôn đều trồng lá dong. Song, cũng có thể vì nguồn lợi kinh tế, khoảng vài ba năm trở lại đây, diện tích trồng lá dong có xu hướng giảm vì người dân chuyển sang trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, trong khoảng gần 500 hộ dân ở Tràng Cát thì hiện nay vẫn còn khoảng hơn 300 hộ trồng lá dong với diện tích khoảng 25ha. Nếu tính năng suất ở thời điểm thu hoạch phục vụ Tết Nguyên đán, khoảng 6 vạn lá/sào thì số lượng lá dong cung cấp cho thị trường là rất lớn.
Trong hành trình đến gần hơn với văn hóa, chúng tôi náo nức về nơi bắt nguồn của thứ lá gói một loại bánh đã trở thành cổ tích. Nhìn lá dong, nhìn những màu xanh trên mọi nẻo đường làng, đâu đó chúng tôi như thấy Tết đã về trên khắp mọi con đường, ngõ xóm ở Tràng Cát…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người
Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17