Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả ở Mê Linh

(LĐTĐ) Mặc dù là địa phương có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của người dân, đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Mê Linh đã đi được 3/4 chặng đường và phấn đấu cán đích vào năm 2020.
nhieu mo hinh san xuat hieu qua o me linh Tôn vinh tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Mê Linh
nhieu mo hinh san xuat hieu qua o me linh Huyện Mê Linh: Không cố gắng sẽ khó hoàn thành kế hoạch về nước sạch

Thu nhập không ngừng tăng cao

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Minh cho biết, năm 2008, Mê Linh là huyện duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập về Thủ đô, với diện tích hơn 14 nghìn ha và gần 23 vạn dân. Trong 10 năm qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, giao thông thủy lợi nội đồng được cứng hóa phục vụ sản xuất.

nhieu mo hinh san xuat hieu qua o me linh
Mô hình trồng cây bưởi thế của người dân xã Kim Hoa

Huyện đã triển khai thực hiện việc đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sử dụng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người nông dân thông qua các mô hình trồng lúa, rau an toàn, trồng hoa, chăn nuôi… Đặc biệt, các vùng sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất theo quy chuẩn VietGap đã góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau, củ, quả của địa phương.

Dọc các vùng đất bãi từ Tráng Việt đến Tiến Thịnh có tới 400ha trồng tập trung các loại cây ăn quả, năng suất đã đạt mức cao, sản lượng hàng hóa bán ra ngoài huyện lớn. Nhiều hộ sản xuất và buôn bán có quy mô lớn, liên kết với nhiều đầu mối trong và ngoài Hà Nội để tiêu thụ. Điển hình như tại xã Kim Hoa, đa số các hộ đều chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung và trồng bưởi, phật thủ, đào, quất…

Ông Lê Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết, trước năm 2008, xã Kim Hoa có hơn 20% hộ nghèo. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã đã xây dựng những mô hình trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao như: Cam, bưởi, phật thủ, đào, quất… đồng thời vận động người dân mạnh dạn đầu tư, vươn lên thoát nghèo.

“Chính việc các hộ dân chuyển đổi mô hình nông nghiệp từ trồng lúa sang các mô hình hiệu quả hơn đã đưa các hộ trong xã thoát nghèo. Trên địa bàn xã, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,5 lần so với trước năm 2008. Với những hộ đang trồng mô hình cam canh, bưởi diễn, phật thủ, hoa cây cảnh thì thu nhập 500-600 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,5%”, ông Lê Xuân Trường chia sẻ.

Ngoài tổng diện tích gieo trồng và sản lượng rau lớn nhất Thành phố, huyện Mê Linh còn có một số vùng chuyên canh trồng hoa. Một số hộ gia đình xã Mê Linh (huyện Mê Linh) còn phát triển diện tích trồng hoa ra các địa phương khác trên cả nước. Đáng chú ý, một số chủ vườn hoa đã cập nhật phương thức canh tác hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường.

Trong đó phải kể đến mô hình hoa hồng thế của gia đình anh Tạ Đức Tài, chủ nhà vườn Tài Lý. Từ hộ dân trồng hoa cắt cành với diện tích nhỏ, được định hướng, hỗ trợ về giống và vốn, gia đình anh Tài đã đổi ruộng, mở rộng diện tích canh tác thành hơn 6 nghìn mét vuông để trồng hồng ngoại. Theo chủ vườn Tài Lý, các giống hồng ngoại được nhập về từ nhiều nước, sau đó được nhân giống, ghép cành rồi đổ buôn cho các nhà vườn. “Cứ 5 tháng thu hoạch một lứa cây, mỗi năm, vườn hồng đem lại cho gia đình thu nhập 300-400 triệu đồng/ năm, so với lợi nhuận hoa cắt cành tăng 50%-60%”, anh Tạ Đức Tài chia sẻ.

Nói về chuyển đổi mô hình trồng hoa tại xã, ông Tạ Quang Thái, Chủ tịch UBND xã Mê Linh cho biết: Địa phương mình có truyền thống trồng hoa từ năm 1990, sau khi về Hà Nội, được định hướng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển từ trồng hoa cắt cành sang trồng hoa chậu, hoa thế. Đến nay đã có 60 hộ sản xuất hoa hồng thế với quy mô trên 12 ha và nhân rộng tại các xã Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong.

Mô hình tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hoa, cây cảnh trang trí. Sản xuất hoa hồng thế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, cao gấp hơn 10 lần so với trồng hoa hồng cắt cành và thu nhập hơn 200 lần so với trồng lúa. Do đó, 5 năm trở lại đây, số hộ chuyển đổi mô hình trồng hoa ngày một đông, đưa cơ cấu số hộ trồng hoa lên 90% cơ cấu nông nghiệp. Nếu như trước đây, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15-20 triệu đồng/ người/ năm thì hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên 39 triệu/ người/ năm.

Năm 2020 sẽ cán đích nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên sản xuất chuyên canh tập trung như vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên tại các xã: Tam Đồng, Liên Mạc, Kim Hoa...; vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Tráng Việt (200ha), Tiến Thắng )70ha), Tiền Phong (90ha)...; vùng sản xuất hoa, cây cảnh tại các xã: Mê Linh (190ha hoa hồng), Văn Khê (110ha hoa hồng), Đại Thịnh (20ha hoa hồng và 60 ha hoa cúc)…; vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung xa khu dân cư tại các xã: Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng….

Ngoài ra, toàn huyện có có 18 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (nhiều nhất Thành phố), có 3 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng chấp thuận chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho 227 hộ. Ước tính hiện nay, giá trị nuôi trồng thủy sản của Mê Linh đạt khoảng trên 500 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt khoảng trên 350-400 triệu đồng/ha/năm, chăn nuôi đạt 500 triệu đồng/ha/năm.

Những kết quả có được của hôm nay là nhờ sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh trong suốt nhiều năm qua. Ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh chia sẻ, khi bước vào công cuộc xây dựng NTM (năm 2010), huyện Mê Linh có xuất phát điểm rất thấp, toàn huyện chỉ đạt 1 tiêu chí là an ninh trật tự, các tiêu chí còn lại đều rất thấp.

Tuy vậy, nhiệm vụ xây dựng NTM luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mê Linh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thay đổi diện mạo của quê hương. Ngay từ đầu, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý để đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra. …

Đến hết năm 2017, toàn huyện có 12/16 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 75% số xã). Năm 2018, huyện tiếp tục phấn đấu có thêm 2 xã: Hoàng Kim và Chu Phan; 2 xã còn lại sẽ phấn đấu hoàn thành vào năm 2019. Theo Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, lũy kế giai đoạn từ 2016 đến nay, tổng nguồn vốn dành cho xây dựng NTM của Mê Linh đạt trên 994 tỷ đồng. Đáng chú ý, hiện các xã trên địa bàn huyện không còn nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.

Chương trình xây dựng NTM cũng đã góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện, nhất là người nông dân. Tính đến hết tháng 8/2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 39,12 triệu đồng/người/năm; dự kiến đến cuối năm 2018 ước đạt trên 41 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn là 97,8%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là 59,6%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,2%; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 là 2,35%...

Trong đợt kiểm tra mới đây về tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mê Linh, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 02 đã yêu cầu lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh phải xác định thực hiện 18 tiêu chí xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo các tiêu chí theo quy định, chuẩn bị kỹ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận để năm 2018 hoàn thành 2 xã đạt chuẩn NTM.

Năm 2019 hoàn thành 2 xã còn lại để phấn đấu năm 2020 huyện đạt chuẩn NTM. Huyện cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của toàn dân. Cùng với đó, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản của Mê Linh để qua đó thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ người nông dân đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động