Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Coi chừng rước bệnh từ nước giải khát đóng túi giá rẻ Tạm giữ gần 10.000 sản phẩm nước giải khát không đảm bảo chất lượng chuẩn bị "tuồn" ra thị trường dịp Tết |
Cần bổ sung thêm một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) bày tỏ nhất trí cho rằng, một trong những bất cập, hạn chế của Luật hiện hành là “đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn hẹp so với thông lệ quốc tế”.
Tuy nhiên, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo quy định hiện hành, chỉ đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế là chưa thực sự thể hiện được mục tiêu “mở rộng cơ sở thu”, “phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế”.
Đại biểu nhất trí đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thay đổi xu hướng sản xuất cũng như tiêu thụ mặt hàng này và đề nghị tiếp tục bổ sung rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để “điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường.
Ngoài mặt hàng đồ uống có đường, đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, Luật sửa đổi cần bổ sung thêm một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khác như túi nilon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần... vì đây là những mặt hàng có hại cho môi trường.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn tỉnh Hòa Bình) |
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn tỉnh Hòa Bình) cũng nhất trí với việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đại biểu, các nghiên cứu và thực tế cho thấy, nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây nên thừa cân, béo phì và cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Chính vì vậy, việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, trong báo cáo đánh giá tác động chưa đề cập đến tác động chính của chính sách đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
“Hiện nay chúng ta đang có bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này và tác động cụ thể liên quan đến các doanh nghiệp này như thế nào. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để bổ sung những căn cứ, để làm sao quy định rõ hàm lượng đường cho phù hợp và đảm bảo khi chúng ta tổ chức triển khai thực hiện thì dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn”, đại biểu Đặng Thị Bích Ngọc đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phong (Đoàn tỉnh Vĩnh Long) cũng quan tâm tới nội dung bổ sung nước giải khát theo có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế và áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.
Để nội dung này nhận được sự đồng tình và có thể thực thi hiệu quả khi được ban hành, đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn đưa ra những căn cứ, cơ sở khoa học để chứng minh rằng một trong những nguyên nhân gây béo phì, tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp… là do sử dụng nhiều nước giải khát có hàm lượng đường cao; và việc giảm tỷ lệ sử dụng nước giải khát có hàm lượng đường cao sẽ góp phần cải thiện tình trạng béo phì, các bệnh có liên quan.
Đồng thời, đại biểu đề xuất dự thảo cần quy định lộ trình áp dụng mức thuế 10% này để doanh nghiệp có sự chuẩn bị các chiến lược phù hợp, hạn chế tác động đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhất trí với sự cần thiết đánh thuế với đồ uống có đường, đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) cho rằng, Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường là nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng được đặt ra trong Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đó là “áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.
Đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, nếu căn cứ nhiệm vụ nêu trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia thì rõ ràng việc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đối với nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam là chưa bao quát đầy đủ.
Do vậy, đại biểu Tạ Thị Yên đề nghị Chính phủ tiến hành nghiên cứu tổng thể và đánh giá tác động kỹ lưỡng để xác định đúng, đủ các sản phẩm đồ uống có đường (bao gồm: nước ngọt có ga hoặc không có ga, nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ, chất cô đặc dạng bột và lỏng, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn, cà phê pha sẵn, đồ uống sữa có pha chế hương liệu) cần phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt có thể thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ đã được đặt ra trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng và khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.
Đánh thuế những mặt hàng xa xỉ
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà (Đoàn tỉnh Hòa Bình) cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này phải hướng đến việc đánh thuế những mặt hàng xa xỉ hoặc những mặt hàng có tác động tiêu cực tới môi trường. Bởi vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các đại biểu thảo luận tại tổ. |
Về thuế suất, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà băn khoăn: “Chúng ta chỉ quy định chung một loại rượu có nồng độ từ 20 độ trở lên theo một mức thuế suất, rượu có nồng độ từ 20 độ trở xuống lại theo một mức thuế suất. Chúng tôi thấy cần phải tách nồng độ nào cao hơn thì phải có mức thuế cao hơn chứ không thể để đánh đồng cứ 20 độ trở lên thì theo một mức thuế suất chung”. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát lại quy định về mức thuế suất, và lộ trình áp dụng thuế suất.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn thành phố Cần Thơ) đề cập đến việc bổ sung mức thuế tuyệt đối với mặt hàng thuốc lá, Tờ trình đang đưa ra 2 phương án về lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả 2 phương án này, đảm bảo rằng mức độ điều chỉnh phù hợp về vấn đề công ăn việc làm cho một lực lượng lớn cả người sản xuất và người trồng; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất có thể điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình tăng không quá “sốc”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43