Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12: Tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận tri thức và kinh nghiệm mới
Đoàn Hà Nội sẵn sàng chinh phục kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 Bồi dưỡng kỹ năng nghề cho công nhân Hà Nội: 3.000 lao động được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp |
Đây cũng là kỳ thi đặc biệt được tổ chức trong hai năm và là đầu tiên được tổ chức nhằm thực hiện quy định mới của pháp luật về lao động và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, hướng tới Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (4/10), khuyến khích người học "học tập suốt đời", không ngừng nâng cao kỹ năng nghề, phát huy nội lực, góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
Thí sinh hàn các mối nối ống dàn lạnh trong bài thi dự thi nghề điện lạnh sáng 18/7. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN |
Tôn vinh người lao động và giá trị của kỹ năng nghề
Theo thông lệ, cứ hai năm một lần, vào các năm chẵn, kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lại được tổ chức. Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ 12 được coi là một kỳ thi đặc biệt, hết sức khó khăn do tính phức tạp, sự khác biệt, chưa có tiền lệ và là lần đầu tiên diễn ra không theo thông lệ. Đó là kỳ thi diễn ra diễn ra vào năm lẻ và phải kéo dài trong hai năm (2021-2022); vừa thi trực tiếp, vừa trực tuyến và kết hợp cả trực tiếp với trực tuyến và nhiều lần Ban tổ chức phải thay đổi lịch thi để vừa thích ứng với tình hình đại dịch bệnh vừa phù hợp với sự điều chỉnh lùi, hủy lịch thi do dịch COVID-19 của kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2021 lùi sang năm 2022 và kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN năm 2021 được lùi sang năm 2023.
Việc áp dụng các biện pháp cách ly kéo dài phòng chống dịch ở nhiều tỉnh thành cả nước trong năm 2021, do đó Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 được khai mạc và tổ chức lần đầu từ ngày 2-12/12/2022 cho 14 nghề (11 nghề thi theo hình thức trực tuyến và 3 nghề trực tiếp) với 164 thí sinh đến từ 26 đoàn dự thi trên cả nước. Đợt 1 đã lựa chọn được 21 thí sinh đoạt Huy chương Vàng, 18 thí sinh đoạt Huy chươn Bạc, 22 thí sinh đoạt Huy chương Đồng và 22 thí sinh đoạt Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc.
Ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam cùng các Hội đồng thi Quốc gia đã hết sức khẩn trương, quyết liệt nỗ lực lập và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi với tinh thần quyết tâm cao nhất, đổi mới toàn diện trong công tác tổ chức, ứng dụng tối đa tiến bộ khoa học công nghệ mới, tiên tiến và thực hiện chuyển đổi số trong các khâu tổ chức kỳ thi nhằm thực hiện mục tiêu kép thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đồng thời tạo cơ hội và tiên phong thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc thúc đẩy nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ 12 năm 2022 đợt 2 được tổ chức với 9 nghề: Chăm sóc sắc đẹp; Thiết kế các kiểu tóc; Sơn ô tô; Điện lạnh; Lái xe ô tô; Công nghệ thời trang; Chăm sóc sức khỏe và xã hội; Công nghệ ô tô; Lắp đặt điện). Hội đồng thi quốc gia số 1 và Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long đã chủ trì tổ chức trình diễn các nghề Chế tạo mô hình mẫu, Sản xuất bồi đắp, Làm bánh mỳ, Tiện CNC và Phay CNC.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Trưởng ban Tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam cho biết: Điểm mới của Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 là: Lần đầu tiên mở rộng đối tượng thí sinh dự thi là học sinh, sinh viên và người lao động từ 15-60 tuổi (trước đây thí sinh dự thi được quy định là dưới 25 tuổi).
Bên cạnh học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì giáo viên trường nghề, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp cũng được tham dự kỳ thi. Điều này tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận tri thức mới, kinh nghiệm mới. Việc mở rộng đối tượng dự thi nhằm lan tỏa phong trào rèn nghề, phát triển kỹ năng lao động, tôn vinh người lao động và giá trị của kỹ năng nghề.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật của kỳ thi này là trên một dây chuyền thi, các vị trí thi có cả sinh viên, thầy giáo, người lao động tại doanh nghiệp. Đây là hiệu ứng tích cực của việc doanh nghiệp tham gia vào kỳ thi, các thí sinh đã tin tưởng vào tiêu chuẩn kỹ năng do doanh nghiệp thiết kế, đánh giá và công nhận. Các nghề thi được đăng cai trên cơ sở chuỗi đề thi tập trung vào các nghề đăng cai tại các kỳ thi kỹ năng nghề thế giới và ASEAN.
Đây là những nghề có nhu cầu sử dụng lao động cao, có sự liên thông nghề nghiệp trên thế giới và khu vực, được tổ chức đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. Người lao động trong các ngành nghề này có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm chất lượng cao tại các thị trường lao động trong nước và quốc tế. Với sự tham gia của doanh nghiệp vào kỳ thi, chất lượng kỹ năng nghề của thí sinh đã được đo lường chính xác bằng hiệu quả của chính đơn vị sử dụng lao động. Đây là ý nghĩa quan trọng và cũng là thành công của kỳ thi này - Bà Nguyễn Thị Việt Hương nêu rõ.
Đánh giá toàn diện kiến thức và chuyên môn của thí sinh
Các thí sinh thi cùng đề trong phần thi Thiết kế cắt nhuộm tóc nam đường phố (Thiết kế các kiểu tóc). Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN |
Cũng tại kỳ thi này, các nghề được xã hội hóa đều tổ chức thi trực tiếp. Hội đồng thi đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đồng thời đổi mới toàn diện trong công tác tổ chức, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thực hiện chuyển đổi số trong các khâu tổ chức kỳ thi. Đồng thời, sự tham gia của doanh nghiệp đã được thể hiện rõ nét tại kỳ thi. Các doanh nghiệp chủ động đề xuất tham gia từ khâu thiết kế đề thi, đến chấm thi, tài trợ phương tiện kỹ thuật, công nghệ đúng như toàn bộ quy trình sản xuất thực tế; đưa ra được những yêu cầu thực sự về kỹ năng đối với người lao động.
Điển hình như với nghề Sơn ô tô, Trưởng khoa Công nghệ ô tô, trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Nguyễn Văn Đảm cho biết: Đề thi được thiết kế trên cơ sở các tiêu chí của đề thi kỹ năng nghề thế giới, ASEAN và kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia trước đây. Bài thi cụ thể là cánh cửa ô tô, các thí sinh thực hiện kỹ năng trực tiếp trên sản phẩm qua các mô đun: làm nền; pha màu; sơn lót; sơn màu; và đánh bóng. Đề thi là đề mở công khai, các thí sinh được làm quen với các trang thiết bị từ đầu. Các nội dung kỹ năng đều tương đối khó, bởi một sản phẩm đạt yêu cầu phải hội tụ được các kỹ năng điêu luyện của thí sinh.
Hay đối với nghề Điện lạnh, đề thi có 4 mô-đun với thời gian thi lần lượt: Gia công lắp ráp cụm dàn lạnh (1,5 giờ), Gia công lắp ráp cụm dàn lạnh (3 giờ), Lắp đặt máy điều hòa (3,5 giờ), Tìm và xử lý lỗi (2 giờ). Viết tắt là A, B, C, D với tổng số 10 giờ thi. Đây là cuộc thi quan trọng để chuẩn bị cho các cuộc thi ASEAN và thế giới nên dù là đề thi mở nhưng đã được thay đổi 30% nhằm đánh giá đúng năng lực thí sinh.
Tiến sĩ Lê Quang Huy, Trưởng khoa Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Cao đẳng nghề Kỹ thuật Cao Thắng nhận định: Đề thi có 4 mô-đun được phân bổ thời gian hợp lý. Đề dàn trải ở nhiều kỹ năng giúp đánh giá toàn diện về kiến thức, chuyên môn của sinh viên để tìm ra thí sinh giỏi, thái độ cầu thị, chủ động và khéo léo. Đặc biệt, đề thi quốc gia được biên soạn, thiết kế hướng tới tiêu chí của đề thi ASEAN và thế giới. Thay vì đưa ra đề thi trên quy mô rộng, năm nay, đề bám sát với thực tế cuộc sống, có tính ứng dụng cao. Đó là yêu cầu thí sinh chế tạo, lắp ráp và sửa chữa một chiếc điều hòa.
Đối với nghề Chăm sóc sức khỏe và xã hội, với ba tiêu chí cần đạt được tại kỳ thi : Kiến thức; Kỹ năng; Thái độ hành nghề, các thí sinh lần lượt thực hiện bài thi với 8 tình huống (thời gian 90 phút/ tình huống). Đề thi gồm 4 mô- đun thuộc 4 lĩnh vực: Chăm sóc tại Viện dưỡng lão, chăm sóc tại bệnh viện, chăm sóc ban ngày và chăm sóc tại nhà. Mỗi mô-đun gồm 2 tình huống, thi trong 180 phút. Tổng thời gian thi là 12 giờ. Nội dung đề thi thể hiện công việc của nhân viên y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội. Các thí sinh phải hoàn thành bài thi trong thời gian 720 phút với 30% khác biệt so với bộ đề ôn luyện nhằm đánh giá năng lực thí sinh tốt nhất.
Theo Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thái Bình Nguyễn Thị Thu Dung, về cơ bản cấu trúc đề thi của nghề Chăm sóc sức khỏe và xã hội đều áp dụng đề chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, qua đợt dịch COVID- 19, nhu cầu về chăm sóc người bệnh rất lớn và vượt qua giới hạn chăm sóc tại các cơ sở y tế, bệnh viện, đó là nhu cầu chăm sóc người bệnh tại nhà. Trong cấu trúc đề thi được phép thay đổi 30% đề thi và tình huống chăm sóc người bệnh tại nhà đã được đưa vào nội dung tích hợp thi kỹ năng nghề. Điều này này rất sát với thực tế cuộc sống, người làm nghề chăm sóc sức khỏe và xã hội với nội dung kiến thức được học sẽ linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu thực tế và áp dụng được kỹ năng chăm sóc người bệnh dù ở bất cứ nơi đâu.
Có thể nói, kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 (đợt 2) đã đạt được yêu cầu đề ra, đó là thúc đẩy lực lượng lao động có kỹ năng nghề, theo kịp được với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiến ở thời kỳ mới, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Thông qua các cuộc tranh tài, chia sẻ kinh nghiệm, mỗi thí sinh sẽ có thêm cơ hội rèn nghề vững vàng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo Phúc Hằng (TTXVN)
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37