Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV: Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế

Sáng 2.11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH đã thảo luận tại Hội trường về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2016, kế hoạch phát triển KT - XH năm 2017.
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te Kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV: Cần làm rõ nguyên nhân nợ công
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te Trà Vinh phải đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế

Đẩy mạnh liên kết vùng

Tại phiên thảo luận đa số ĐBQH đồng tình với đánh giá nêu trong Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2016 và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017. Theo báo cáo, mặc dù tình hình trong nước và thế giới còn có những khó khăn, thách thức lớn nhưng nhìn tổng thể, tình hình KT-XH nước ta đã có chuyển biến đúng hướng.

ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại hội trường.

Tăng trưởng kinh tế tuy không đạt kế hoạch nhưng vẫn khá cao so với các nước trong khu vực; lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định. Sau khi được kiện toàn, Chính phủ đã có thông điệp rõ ràng, phản ứng nhanh trước các vấn đề bức xúc của nhân dân về tình hình KT-XH của đất nước…

Theo ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), hiện Chính phủ đã vào cuộc rõ rệt với những giải pháp quyết liệt, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc cải thiện môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu.

Giải trình chung trước QH về các vấn đề môi trường chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà nhấn mạnhcách giải quyết căn cơ vấn đề môi trường là tái cơ cấu kinh tế, thay đổi từ một nền kinh tế thâm dụng vào nguồn tài nguyên tự nhiên, thâm dụng vào chi phí môi trường sang phát triển kinh tế tri thức để có hàm lượng gia tăng cao.

“Sau sự cố môi trường, Chính phủ đã làm rất nhiều việc từ giải quyết , cụ thể đến rà soát lại toàn bộ nguồn thải trên quá trình phát triển kinh tế trước đây. Chúng tôi đã kết thúc thanh tra 137 cơ sở từ khu công nghiệp đến các ngành xả thải nhiều như khai thác khoáng sản, giấy, dệt nhuộm… và chúng tôi đã có những con số rõ ràng cho thấy trong thời gian tới cần có những biện pháp quyết liệt, nghiêm túc trong vấn đề thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, đồng bộ các giải pháp từ đánh giá tác động môi trường đến giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, thông tin môi trường…”- ông Trần Hồng Hà cho biết.

Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; tăng cường tiếng nói và đối thoại thường xuyên hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân.

ĐB Nguyễn Bá Sơn cho rằng hiện nay, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng và quy hoạch ngành theo từng vùng chưa phát huy hết tính hiệu qủa trong định hướng điều phối phân bổ ngân sách, vai trò ràng buộc liên kết vùng và nội vùng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc liên kết vùng hiện nay chủ yếu là sự ghép nối giữa các tỉnh, thành.

Một số nơi là sự ghép nối cơ học, chưa có sự liên kết thực sự, chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện, các cam kết giữa các địa phương trong vùng chưa có tính pháp lý, không có chế tài bảo đảm sự thực hiện lâu dài, hoặc nếu có chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ. Thực tế cho thấy, 63 tỉnh, thành với 245 bến cảng, 29 cảng biển, 21 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế, gần như tỉnh nào cũng có hoặc sân bay, hoặc cảng biển.

Điều này làm cho đầu tư dàn trải, lãng phí, không có trọng điểm. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy được vai trò đầu tàu và tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thật sự vượt trội, thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và vùng có lợi thế làm đầu tàu kéo nền kinh tế phát triển.

Cùng đó, một số ĐBQH cho rằng, để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, Chính phủ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể của vùng gắn chặt với bảo về môi trường, biến đổi khí hậu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của từng địa phương.

Phân tích thế mạnh của từng vùng tạo nên nhiều chuỗi giá trị hàng hóa trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tập trung phát triển nhanh hơn các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo.

Tập trung quản lý Nhà nước về kinh tế, bảo đảm giám sát tốt việc thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương trong vùng, hài hòa lợi ích giữa các địa phương và vùng, tránh tình trạng trùng lắp lợi ích, cạnh tranh lẫn nhau.

Các tỉnh, thành phố đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc nâng cao khả năng tổ chức hoạt động phối hợp liên tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp giữa lãnh đạo các tỉnh, thành trong việc thực thi chính sách chung của Chính phủ đề ra, khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng địa phương, xóa bỏ tư duy khép kín.

Siết chặt quản lý nợ công

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành KT-XH, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ, dù Chính phủ đã nỗ lực nhưng kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn.

Báo cáo của Chính phủ đưa ra nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng dù là nguyên nhân nào cũng đều cần suy ngẫm để đưa ra chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh chúng ta luôn cảm nhận sâu sắc, quyết liệt từng lời nói, từng hành động của Chính phủ-một Chính phủ hành động và kiến tạo như Thủ tướng đã lựa chọn.

Kết quả KT-XH trong năm 2016 đến thời điểm này đã thể hiện vai trò của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên nếu không nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, nhất là ở chính quyền các địa phương; nhất là không chống được nhũng nhiễu, tiêu cực thì rất khó để đạt được những mục tiêu đề ra.

Theo ông Cương, Quản lý nhà nước lâu nay luôn được chạy theo mọi vấn đề cần được quản lý, mà đáng ra quản lý phải đi trước một bước.

“Chúng ta cứ thấy, sập mỏ khai thác đá vài chục người chết; sạt lở bãi thải, vài gia đình bị trôi; lật du thuyền trái phép nhiều người chết; hay cháy nhiều cơ sở karaoke, chết nhiều người, như vụ cháy ở quán karaoke ở Hà Nội ngày hôm qua cũng như rất nhiều cơ sở khác bị cháy. Cứ xảy ra rồi chính quyền mới lập cập đến và tuyên bố sẽ rà soát và xử lý nghiêm vi phạm”-ông Cương nhấn mạnh.

Đ. Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Kinh tế đang trên đà tăng tốc

Kinh tế đang trên đà tăng tốc

(LĐTĐ) Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội cho thấy, 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song nền kinh tế vẫn thu được nhiều thành quả.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

(LĐTĐ) Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an. Theo đó, Thủ tướng giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.
Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

(LĐTĐ) Sáng nay (22/5), sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

(LĐTĐ) Sáng 22/5, với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 96,92%, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm.
Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Theo Chương trình, sáng nay (22/5), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định rõ tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù và thường là tài sản có giá trị lớn, có thể tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và mức tối đa là 20% giá khởi điểm để góp phần hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện.
Xem thêm
Phiên bản di động