“Giữ chân” nhân tài cho Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, lợi ích hấp dẫn

(LĐTĐ) Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, động lực phát triển kinh tế của đất nước vì thế việc thu hút và trọng dụng nhân tài càng trở nên bức thiết. Nhiều ý kiến cho rằng, dù đã dành nhiều sự quan tâm song với vấn đề này, Hà Nội cần có sự rõ ràng hơn về chế độ, chính sách riêng cho nhóm đối tượng này, từ đó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thu hút, “giữ chân” nhân tài để xây dựng và phát triển Thủ đô Thu hút người tài nhưng phải có cơ chế đánh giá hiệu quả công việc

Nhìn từ các nước trên thế giới

Trên thế giới, với vấn đề trọng dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều quốc gia đã có chính sách ưu đãi đặc biệt. Trong đó, có thể kể đến là các chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức ở các đô thị, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm tạo ra đột phá, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ; đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

“Giữ chân” nhân tài cho Thủ đô: Cần cơ chế đặc thù, lợi ích hấp dẫn
Công tác thu hút nhân tài đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện

Tại Hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Báo Kinh tế Đô thị phối hợp cùng trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức, chia sẻ thông tin về vấn đề này, Tiến sĩ Tạ Quang Ngọc - trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) là địa phương có diện tích và dân số lớn với trên 90 triệu dân và 21 thành phố trực thuộc. Xét trình độ thế giới, vị thế của Quảng Đông và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau đối với Trung Quốc giống như California và Vịnh San Francisco đối với Mỹ. Đây có thể được coi như trụ cột kinh tế của một nền kinh tế.

Quảng Đông cũng là địa phương đi đầu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Cụ thể, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Đông hiện nay được thực hiện với một cơ chế mở, linh hoạt như: Không ràng buộc hộ khẩu, người được tuyển có thể công tác thêm ở nơi khác để tăng thu nhập, miễn là không ảnh hưởng đến công việc tại cơ quan, việc tuyển người có tài năng không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch… Với một cơ chế mở trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao, Quảng Đông đã tạo thuận lợi cho người tài chủ động tìm đến với bộ máy chính quyền của tỉnh, khắc phục được tình trạng “chảy máu chất xám”.

Tại thành phố Busan (Hàn Quốc), chính sách về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được quốc gia và thành phố này xem trọng và đã được thực hiện từ đầu những năm 1980; trong đó tập trung vào các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, gồm chính sách tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn và chính sách đánh giá định lượng. Với việc thực hiện một cách bài bản chính sách trên, chỉ một thời gian ngắn, Busan đã có một đội ngũ công chức tài năng, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết phục vụ cho bộ máy hành chính nhà nước của thành phố.

Chia sẻ góc nhìn liên quan, nghiên cứu sinh Đinh Thái Quang (Đại học Luật Hà Nội) đánh giá, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều hình thức để thu hút, trọng dụng nhân tài như xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển; tuyên dương, khen thưởng thủ khoa xuất sắc và tuyên dương, khen thưởng chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành. “Công tác thu hút nhân tài đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội, giúp Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội…” - ông Đinh Thái Quang nhấn mạnh.

Dù có những bước tiến lớn, tuy nhiên, hiện nay việc trọng dụng nhân tài ở Thủ đô vẫn còn những bất cập nhất định. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường Đại học Luật Hà Nội, để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định rõ hơn khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện của nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng điều khoản riêng về tiêu chuẩn, điều kiện nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở và vị trí việc làm phù hợp, theo hướng quy định chế độ, chính sách đặc thù cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương…

Cần quy trình và ưu đãi cụ thể

Thực tế cho thấy, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Thủ đô năm 2012 được coi là đạo luật có tính đặc thù riêng, mở đường về mặt thể chế, tạo thuận lợi trong việc phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô sẽ là một trong những giải pháp cấp thiết để phát huy tầm nhìn bao quát hơn, tương xứng với tiến trình phát triển mạnh mẽ của Thủ đô ngàn năm văn hiến, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

Đặc biệt, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới, trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Cụ thể, ở Điều 16 trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về thu hút, trọng dụng người có tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc so với quy định trong văn bản trước đây, khi Luật Thủ đô năm 2012 chỉ đặt ra quy định chung về vấn đề quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

Để hoàn thiện hơn dự thảo Luật, cũng như chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho việc triển khai thi hành Luật (sau khi Dự thảo được thông qua), Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy cho rằng, cần quy định rõ hơn khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện của nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, có thể đưa vào Điều 2 Dự thảo Luật (giải thích từ ngữ) về khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng điều khoản riêng về tiêu chuẩn, điều kiện nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao với ít nhất là ở khía cạnh thu nhập, nhà ở và vị trí việc làm phù hợp.

Cùng quan điểm này, Tiến sĩ Trần Hồng Nhung, Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng nhấn mạnh, việc tuyển chọn nhân tài ở Thăng Long - Hà Nội đã có từ sớm. Trong lịch sử, công tác tuyển chọn người tài luôn được chú trọng qua các triều đại. Các vị Vua thường chiêu mộ nhân tài bằng các “Chiếu cầu hiền”. “Chúng ta phải xác định rõ nhân tài là ai và có những tiêu chí gì? Theo tôi, nhân tài là những người có tài năng, đạo đức hơn người. Để có người tài thì cần thiết phải bồi dưỡng nhân tài. Xưa có trường Quốc Tử Giám để bồi dưỡng nhân tài, tạo hiền tài cho đất nước. Khi xác định được người tài thì cần phải thu hút để họ cống hiến. Xưa có nhiều phương thức để thu hút người tài, chẳng hạn như nhiệm tử, khoa cử, tiến cử… Vai trò của nhân tài sẽ tạo nên những nét đặc sắc cho Thủ đô” - Tiến sĩ Trần Hồng Nhung nêu quan điểm.

Hiện nay, Nhà nước ta đã xây dựng được một số văn bản quy phạm pháp luật về phát triển, thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức… hệ thống văn bản này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động