Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV: Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế

10:08 | 03/11/2016
Sáng 2.11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH đã thảo luận tại Hội trường về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2016, kế hoạch phát triển KT - XH năm 2017.
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te Kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV: Cần làm rõ nguyên nhân nợ công
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te Trà Vinh phải đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế

Đẩy mạnh liên kết vùng

Tại phiên thảo luận đa số ĐBQH đồng tình với đánh giá nêu trong Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2016 và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017. Theo báo cáo, mặc dù tình hình trong nước và thế giới còn có những khó khăn, thách thức lớn nhưng nhìn tổng thể, tình hình KT-XH nước ta đã có chuyển biến đúng hướng.

ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv day manh tai co cau kinh te
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại hội trường.

Tăng trưởng kinh tế tuy không đạt kế hoạch nhưng vẫn khá cao so với các nước trong khu vực; lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định. Sau khi được kiện toàn, Chính phủ đã có thông điệp rõ ràng, phản ứng nhanh trước các vấn đề bức xúc của nhân dân về tình hình KT-XH của đất nước…

Theo ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), hiện Chính phủ đã vào cuộc rõ rệt với những giải pháp quyết liệt, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc cải thiện môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu.

Giải trình chung trước QH về các vấn đề môi trường chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà nhấn mạnhcách giải quyết căn cơ vấn đề môi trường là tái cơ cấu kinh tế, thay đổi từ một nền kinh tế thâm dụng vào nguồn tài nguyên tự nhiên, thâm dụng vào chi phí môi trường sang phát triển kinh tế tri thức để có hàm lượng gia tăng cao.

“Sau sự cố môi trường, Chính phủ đã làm rất nhiều việc từ giải quyết , cụ thể đến rà soát lại toàn bộ nguồn thải trên quá trình phát triển kinh tế trước đây. Chúng tôi đã kết thúc thanh tra 137 cơ sở từ khu công nghiệp đến các ngành xả thải nhiều như khai thác khoáng sản, giấy, dệt nhuộm… và chúng tôi đã có những con số rõ ràng cho thấy trong thời gian tới cần có những biện pháp quyết liệt, nghiêm túc trong vấn đề thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, đồng bộ các giải pháp từ đánh giá tác động môi trường đến giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, thông tin môi trường…”- ông Trần Hồng Hà cho biết.

Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; tăng cường tiếng nói và đối thoại thường xuyên hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân.

ĐB Nguyễn Bá Sơn cho rằng hiện nay, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng và quy hoạch ngành theo từng vùng chưa phát huy hết tính hiệu qủa trong định hướng điều phối phân bổ ngân sách, vai trò ràng buộc liên kết vùng và nội vùng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc liên kết vùng hiện nay chủ yếu là sự ghép nối giữa các tỉnh, thành.

Một số nơi là sự ghép nối cơ học, chưa có sự liên kết thực sự, chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện, các cam kết giữa các địa phương trong vùng chưa có tính pháp lý, không có chế tài bảo đảm sự thực hiện lâu dài, hoặc nếu có chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ. Thực tế cho thấy, 63 tỉnh, thành với 245 bến cảng, 29 cảng biển, 21 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế, gần như tỉnh nào cũng có hoặc sân bay, hoặc cảng biển.

Điều này làm cho đầu tư dàn trải, lãng phí, không có trọng điểm. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy được vai trò đầu tàu và tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thật sự vượt trội, thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và vùng có lợi thế làm đầu tàu kéo nền kinh tế phát triển.

Cùng đó, một số ĐBQH cho rằng, để thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, Chính phủ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể của vùng gắn chặt với bảo về môi trường, biến đổi khí hậu trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của từng địa phương.

Phân tích thế mạnh của từng vùng tạo nên nhiều chuỗi giá trị hàng hóa trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tập trung phát triển nhanh hơn các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo.

Tập trung quản lý Nhà nước về kinh tế, bảo đảm giám sát tốt việc thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương trong vùng, hài hòa lợi ích giữa các địa phương và vùng, tránh tình trạng trùng lắp lợi ích, cạnh tranh lẫn nhau.

Các tỉnh, thành phố đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc nâng cao khả năng tổ chức hoạt động phối hợp liên tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp giữa lãnh đạo các tỉnh, thành trong việc thực thi chính sách chung của Chính phủ đề ra, khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng địa phương, xóa bỏ tư duy khép kín.

Siết chặt quản lý nợ công

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành KT-XH, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ, dù Chính phủ đã nỗ lực nhưng kinh tế đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn.

Báo cáo của Chính phủ đưa ra nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng dù là nguyên nhân nào cũng đều cần suy ngẫm để đưa ra chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh chúng ta luôn cảm nhận sâu sắc, quyết liệt từng lời nói, từng hành động của Chính phủ-một Chính phủ hành động và kiến tạo như Thủ tướng đã lựa chọn.

Kết quả KT-XH trong năm 2016 đến thời điểm này đã thể hiện vai trò của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên nếu không nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, nhất là ở chính quyền các địa phương; nhất là không chống được nhũng nhiễu, tiêu cực thì rất khó để đạt được những mục tiêu đề ra.

Theo ông Cương, Quản lý nhà nước lâu nay luôn được chạy theo mọi vấn đề cần được quản lý, mà đáng ra quản lý phải đi trước một bước.

“Chúng ta cứ thấy, sập mỏ khai thác đá vài chục người chết; sạt lở bãi thải, vài gia đình bị trôi; lật du thuyền trái phép nhiều người chết; hay cháy nhiều cơ sở karaoke, chết nhiều người, như vụ cháy ở quán karaoke ở Hà Nội ngày hôm qua cũng như rất nhiều cơ sở khác bị cháy. Cứ xảy ra rồi chính quyền mới lập cập đến và tuyên bố sẽ rà soát và xử lý nghiêm vi phạm”-ông Cương nhấn mạnh.

Đ. Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này