Kỳ cuối: Sớm giải quyết vướng mắc, sử dụng có hiệu quả
Kỳ II: Phát huy vai trò điểm gắn kết cộng đồng | |
Kỳ I: Gỡ "rào cản" nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu tái định cư | |
Hà Nội: "An cư" cho người dân khu tái định cư |
Thiếu cơ sở giải quyết
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 173 tòa nhà chung cư tái định cư (do Nhà nước đầu tư xây dựng) hiện đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng các tòa nhà này có nhiều bất cập kéo dài.
Trong đó, còn 103 tòa nhà không có nhà sinh hoạt cộng đồng; nhiều tòa nhà xuống cấp nhanh; chỉ 119 tòa nhà có diện tích kinh doanh dịch vụ; 54 tòa nhà không có diện tích kinh doanh dịch vụ, theo thiết kế là chỗ để xe, phòng kỹ thuật; số ban quản trị được thành lập còn rất ít.
Cùng với việc chất lượng công trình không đảm bảo, việc thành lập các Ban quản trị tòa nhà và quản lý thu chi kinh phí quản lý, vận hành tòa nhà cũng là một trong những vấn đề gây bất cập lớn đối với các dự án chung cư tái định cư.
Một địa điểm đáng nhẽ là nhà sinh hoạt cộng đồng của người dân lại cửa đóng then cài từ nhiều năm nay do thiếu kinh phí sửa chữa, xây dựng. |
Ông Phan Thanh Sơn, Trưởng ban đại diện cư dân tòa nhà N7, khu tái định cư Thịnh Liệt cho biết, việc thiếu bàn giao giữa công ty quản lý nhà và đại diện cư dân chính là rào cản để thành lập ban quản trị.
“Người dân chúng tôi chuyển về đây từ năm 2007, đến năm 2017 mới được bốt trí một phòng hơn 30m2 cải tạo từ kiốt cho thuê trước đây làm phòng sinh hoạt cộng đồng. Căn phòng này chật chột, chỉ có một cửa ra vào ở ngách, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị công ty quản lý nhà hỗ trợ mở rộng cửa, hoặc mở thêm cửa chính phía ngoài sân nhưng đều không được đáp ứng” – ông Phan Thanh Sơn cho hay.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhiều địa điểm đáng lẽ là nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng vì nhiều nguyên nhân mà vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Đơn cử như trường hợp tòa nhà CT1A, CT1B phường Định Công, trong khi nhu cầu của người dân còn rất lớn thì địa phương mới cải tạo, gắn biển được 1 phòng sinh hoạt cộng đồng, còn 1 phòng vẫn quây tôn, bỏ hoang từ nhiều năm nay do thiếu kinh phí.
Cán bộ nào, phong trào đó
Cách đây hơn chục năm, mô hình “Cầu thang văn hóa” hình thành từ ý tưởng xây dựng khu giải trí, thư giãn cho các cụ hưu trí và các cháu thiếu nhi của chính những cán bộ cơ sở trong tổ dân phố 34, phường Nghĩa Tân. Ý tưởng hay nhưng vấp phải phản ứng gay gắt của một số hộ dân. Những cán bộ cơ sở tâm huyết đã phải kiên trì thuyết phục từng hộ dân đến khi đồng thuận mới thôi.
Việc bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng cho cư dân khu tái định cư chính là một hành động nhân văn, giúp người dân tái định cư sớm an cư, ổn định cuộc sống. |
Do không có kinh phí nên hình hài “cầu thang văn hóa” được hoàn thiện hoàn toàn nhờ vào sự đóng góp của người dân. Số lượng sách, báo có tại “Cầu thang văn hóa” phần lớn do bà con trong khu góp tiền mua về. Dần dà, lượng người tham gia nhiều lên, số đầu sách, báo cũng tăng dần đã tạo nên thói quen chia sẻ trong khu tập thể.
Trong khi đó, có một thực tế vẫn còn nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hiện nay đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Nguyên nhân do xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa, duy trì, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người dân... Nếu so sánh với những “cầu thang văn hóa”, đây là những vướng mắc nằm trong “tầm tay” giải quyết của cư dân, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Nói như ông Nguyễn Ngọc Chiến – Phó Chủ tịch phường Giảng Võ thì bước đột phá của Đảng bộ phường Giảng Võ trong nhiệm kì tới là kiểm tra, rà soát, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Đơn giản nhất như tạo các điểm sinh hoạt cộng đồng.
“Phường Giảng Võ không có nhiều đất công, đất sinh hoạt nên phải tranh thủ giữa các sân tại khu tập thể. Việc xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ là điểm đột phá trong 5 năm tới, không được nhiều cũng là được ít. Đây sẽ là điểm sinh hoạt, thư viện cho các cháu trong ngày hè” – ông Nguyễn Ngọc Chiến cho biết.
Hiện vẫn còn những tòa chung cư tái định cư chưa bố trí được nhà sinh hoạt cộng đồng do gặp một số vướng mắc như cư dân kiến nghị chuyển đổi diện tích khác phù hợp hơn, chờ thu hồi diện tích kinh doanh dịch vụ, xuống cấp, thiếu kinh phí sửa chữa... Đây là những vướng mắc nằm trong “tầm tay” giải quyết của cư dân, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01