Hà Nội: "An cư" cho người dân khu tái định cư
Hà Nội: Không bố trí, sử dụng tầng 1 nhà tái định cư cho thuê kinh doanh | |
Quyền lợi chính đáng của người dân được đặt lên hàng đầu | |
Hà Nội: Gỡ khó cho nhà tái định cư |
Sớm bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có 176 chung cư tái định cư, do 3 đơn vị vận hành là Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (quản lý 136 tòa); Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội - Handico (22 tòa); Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở thuộc Sở Xây dựng (18 tòa). Trong số này, có khoảng 90 chung cư xây dựng trước thời điểm có Luật Nhà ở ban hành năm 2005 nên không có nơi sinh hoạt cộng đồng (luật này quy định các nhà chung cư bắt buộc phải có nhà sinh hoạt cộng đồng để phục vụ nhu cầu hội họp của cư dân).
Hàng quán bủa vây khu chung cư tái định cư N6A phố Nguyễn Thị Thập (ảnh: Tuấn Dũng). |
Tình trạng chung cư tái định không có nhà sinh hoạt cộng đồng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, vì trước khi có Luật Nhà ở ban hành năm 2005, việc này chưa được quy định. Qua quá trình người dân đến sinh sống, sự bất tiện đã nảy sinh do không có nơi hội họp để bàn bạc việc chung. Vì thế, các hoạt động tập thể gắn kết cộng đồng cũng bị ảnh hưởng.
Nhận thấy rõ những bất cập này, thành phố Hà Nội đã kịp thời có giải pháp khắc phục. Đó là cho phép chuyển đổi công năng sử dụng một phần diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại chung cư tái định cư làm nhà sinh hoạt cộng đồng.
Như vậy, trong thời gian tới, các nhà sinh hoạt cộng đồng này sẽ được bàn giao một phần cho cư dân, vấn đề hiện nay đó là trách nhiệm quản lý nhà sinh hoạt cộng đồng. Làm như thế nào để sử dụng các nhà sinh hoạt cộng đồng một cách có hiệu quả tránh lãng phí không phải là bài toán dễ dàng. Điều này đòi hỏi, các ngành chức năng, địa phương và cả cư dân tại các khu nhà tái định cư phối hợp chặt chẽ, bảo đảm việc quản lý, sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng hiệu quả, tránh lãng phí.
Vẫn còn vướng mắc
Trên thực tế, công tác quản lý, sử dụng và vận hành nhà tái định cư còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể là tình trạng hư hỏng kéo dài, hệ thống phòng cháy, chữa cháy không bảo đảm an toàn; nhiều căn hộ, diện tích tầng 1 bị sang nhượng, sử dụng trái quy định. Nhiều khu tái định cư bị xuống cấp, nhưng chậm được khắc phục, sửa chữa.
Việc chuyển đổi một phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại các chung cư tái định cư để làm nhà sinh hoạt cộng đồng thể hiện sự quan tâm của thành phố với người dân khu tái định cư. (ảnh: Tuấn Dũng). |
Đại diện Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho rằng, nhiều hạng mục cần sửa chữa vượt quá thẩm quyền của đơn vị. Công ty là đơn vị quản lý, chỉ có trách nhiệm tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các hộ dân kèm theo dự toán để báo cáo Sở Xây dựng xem xét quyết định, còn việc thực hiện như thế nào thì phải chờ ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước.
Không chỉ có những hạng mục lớn bị kéo dài thời gian sửa chữa, khắc phục, nhiều thiết bị hư hỏng nhẹ, như hệ thống bóng điện, dây cáp điện chiếu sáng cầu thang… cũng phải tổng hợp để xin ý kiến.
Trong khi đó, nếu vận dụng Quyết định số 18/2018 của UBND TP Hà Nội thì các đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà chung cư tái định cư và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có thể sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại các nhà chung cư phục vụ tái định cư để chi hỗ trợ phí bảo trì.
Đây là sự quan tâm thiết thực của thành phố, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân tại các chung cư tái định cư. Việc dừng việc kinh doanh các ki ốt để bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi trong quản lý nhà tái định cư. Đó là những vướng mắc cần tháo gỡ để người dân tái định cư thực sự được an cư.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 13/10/2024 22:13
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 12/10/2024 21:44