“Luồng gió mới” từ nông thôn mới:

Kỳ cuối: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

(LĐTĐ) Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, dù được gắn với tiến trình đô thị hóa thì nông thôn mới Hà Nội vẫn mang những đặc trưng riêng của đất văn hiến nghìn đời vừa đảm bảo văn minh hiện đại.
“Luồng gió mới” từ nông thôn mới Kỳ 2: Thêm những miền quê đáng sống

Bảo tồn đặc trưng “đất trăm nghề”

Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng làng nghề với 1.350 làng nghề; trong đó, có 318 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước.

Nhắc đến làng nghề truyền thống Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dát vàng quỳ bạc quỳ Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, thêu ren Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, sừng Thụy Ứng… Sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ, từ truyền thống văn hóa ngàn đời nay.

Dù chịu những thăng trầm của thời gian, có những lúc bị suy thoái, thậm chí mai một nhưng với sự tâm huyết, trăn trở với nghề truyền thống cha ông, cộng đồng làng xã nhất định giữ lấy nghề, từng bước vực nghề truyền thống phát triển. Đến thời điểm hiện tại, nhiều sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội không chỉ chinh phục được thị trường trong nước, mà còn vươn xa đến các quốc gia trên thế giới.

Kỳ cuối: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Xã Bát Tràng trong nhịp sống đô thị nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của một làng nghề có truyền thống làm gốm lâu đời.

Đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) những ngày này sẽ cảm nhận được sự hồi sinh, phát triển của một làng nghề truyền thống sau nhiều năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Xã Bát Tràng đang phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và kiểu mẫu về an ninh trật tự, du lịch của Thủ đô. Đây là những mục tiêu quan trọng, cần sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân của một xã làng nghề có truyền thống làm gốm lâu đời…

Xã Bát Tràng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và năm 2020 đạt 19/19 tiêu chí, trở thành địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện Gia Lâm. Người dân Bát Tràng rất tự hào về nghề gốm truyền thống đã có hàng trăm năm của mình.

Đến nay, gốm của nhiều doanh nghiệp và hộ dân nơi đây đã được công nhận là sản phẩm OCOP, nổi tiếng trong nước và quốc tế. Sự vươn mình của các sản phẩm truyền thống trong những năm qua đã kết nối Bát Tràng với cả nước và thế giới, tạo nên một thương hiệu nổi tiếng về nghề làm gốm. Chính sự giao thương, kết nối ấy đã làm cho gốm Bát Tràng đi xa hơn, đóng góp quan trọng vào thu nhập của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của làng nghề ngày càng phát triển.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi chia sẻ, hiện nay, xã đang tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch; đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, xây dựng; chú trọng thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch phát triển xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã.

Trên địa bàn xã hiện đang có hàng chục doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm sứ, đóng góp quan trọng cho ngân sách của địa phương, thu hút hàng nghìn công nhân, lao động, trong đó có con em của xã. Bát Tràng phấn đấu cuối năm 2023 đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đạt kiểu mẫu về an ninh trật tự, du lịch và cơ bản đạt 16/16 tiêu chí lên phường theo quy định; nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đến hết năm 2023 đạt 75 triệu đồng/người.

Kỳ 3: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt.

Ngoài làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), làng Cựu (huyện Phú Xuyên), làng Cự Đà, làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai)… là những làng cổ tiêu biểu cho việc bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống và đang trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo du khách.

Hà Nội cũng là địa phương đứng đầu cả nước về lĩnh vực di sản văn hóa với 5.922 di tích (đã xếp hạng gần 2.400 di tích; trong đó, có 1 di sản thế giới, 17 di tích quốc gia đặc biệt, khoảng 1.200 di tích cấp quốc gia); 1.793 di sản văn hóa phi vật thể (4 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 21 di sản được nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).

Trong số này, một phần lớn các di tích, di sản văn hóa phi vật thể nằm ở ngoại thành Hà Nội. Đây là nguồn lực rất lớn để Hà Nội khai thác phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Trong những năm qua, nhiều địa phương khai thác tốt di sản để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đó là, huyện Mỹ Đức với lễ hội chùa Hương; huyện Quốc Oai với lễ hội chùa Thầy; thị xã Sơn Tây với lễ hội đền Và và làng cổ Đường Lâm; huyện Ba Vì với cụm di tích đền Hạ - đền Trung - đền Thượng, di tích đền thờ Bác Hồ, di tích K9, các khu du lịch sinh thái…

Kiến tạo những gam màu đặc sắc và tươi sáng

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm.

Tháng 3/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, Hà Nội chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng thương mại, dịch vụ; tăng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ du lịch vào kinh tế nông thôn; thúc đẩy liên kết, xây dựng, phát triển chuỗi giá trị du lịch, nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Thành phố cũng phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn; phát triển hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng, có khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp nông thôn trong hoạt động du lịch.

Kỳ 3: Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Nhiều di tích có giá trị văn hóa đang được xây dựng thành điểm đến du lịch tiêu biểu của Hà Nội.

Để có cơ sở triển khai theo Kế hoạch số 73/KH-UBND hiệu quả, có chiều sâu, Sở Du lịch Hà Nội đã thành lập Đoàn công tác với sự tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các chuyên gia lĩnh vực du lịch, nông nghiệp khảo sát và làm việc với 6 địa phương có các mô hình du lịch nông nghiệp gồm Thạch Thất, Thường Tín, Sơn Tây, Mỹ Đức, Đan Phượng, Thanh Trì nhằm đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất và các vấn đề cần quan tâm trong tổ chức hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, thị xã.

Bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, sau khi khảo sát, đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch nông nghiệp các huyện, thị xã, ngành du lịch sẽ tập trung tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các chương trình quảng bá du lịch Thủ đô; số hóa các điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống giói thiệu chung bằng giao diện 3D, Flycam.

Đồng thời, xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết giữa các khu, điểm, cụm du lịch nông thôn nhằm đa dạng cho các loại hình sản phẩm du lịch; tổ chức các lơp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch khu vực nông thôn…

Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng tập trung khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử các vùng ngoại thành để hình thành các không gian sáng tạo, các sản phẩm du lịch du lịch văn hóa, tâm linh thu hút du khách.

Nhiều di tích có giá trị văn hóa đang được xây dựng thành điểm đến du lịch tiêu biểu của Hà Nội. Một số dự án bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được triển khai trong cộng đồng bước đầu có hiệu quả, như: Ca trù, hát chèo, hát dô, trống quân, múa bài bông, rối nước, tri thức trồng thuốc nam của người Dao...

Bảo tồn và phát huy nguồn lực truyền thống để phát triển kinh tế - xã hội sẽ là hướng đi mang tính bền vững, vừa tạo ra diện mạo khu vực nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc. Hơn thế, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, bức tranh nông thôn Hà Nội với những gam màu đặc sắc và tươi sáng đang dần hiện hữu.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động