Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang

Kỳ cuối: Cần hướng đi mang tính tầm nhìn

(LĐTĐ) Việc xây dựng đô thị thông minh ở Hà Nội nói riêng và ở các tỉnh thành lớn nói chung là điều vô cùng cần thiết bởi đây là một định hướng lớn, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Nhưng vấn đề đặt ra là phải “ứng xử” thế nào với các di sản đô thị, để di sản thực sự là báu vật, tỏa sáng hào quang cho một nền công nghiệp văn hóa phát triển xứng tầm.
Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới Kỳ 3: Bảo tồn di sản cũ tạo “lực hút” cho những loại hình mới

Tôn trọng những giá trị cốt lõi

Thủ đô nghìn năm văn hiến đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của xã hội. Góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của nó, không thể không nhắc đến kiến trúc Pháp của những căn biệt thự cổ giữa lòng Hà Nội. Tuy nhiên, với sự “bào mòn” của thời gian cũng như những tác động ngoại cảnh khác, để bảo tồn giá trị cốt lõi của những căn biệt thự Pháp là một vấn đề không hề dễ dàng.

Kiến trúc Pháp ở Hà Nội có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi con phố Thủ đô với nhiều dáng vẻ, phong cách kiến trúc khác nhau. Sự hiện diện đầu tiên của kiến trúc Pháp ở Hà Nội là từ năm 1803, khi vua Gia Long cho xây lại Thành Hà Nội theo kiểu Vauban dưới sự chỉ đạo của bốn kỹ sư công binh Pháp. Tuy nhiên, phải đến khi người Pháp thành lập khu Nhượng địa năm 1875 ở đoạn từ phố Phạm Ngũ Lão tới Bệnh viện Quân y 108 ngày nay cùng nhiều khu Nhượng địa nữa thì những công trình mang phong cách kiến trúc Pháp mới bắt đầu thực sự có dấu ấn tại Hà Nội. Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng trong thời kỳ này nằm rải rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội cho đến giờ gần như vẫn còn nguyên vẹn đường nét nghệ thuật, kết cấu kỹ thuật, vật liệu xây dựng truyền thống.

Nói như vậy để thấy được rằng, kiến trúc Pháp nói chung và biệt thự Pháp nói riêng ở Hà Nội mang một giá trị văn hóa, kiến trúc, là những chứng nhân lịch sử của một thời đã qua. Mang nhiều gánh vác to lớn là thế, nhưng ngày nay, khó có thể nhận ra những hình xưa bóng cũ của những di sản này khi đi dọc các con phố Hà Nội.

Kỳ cuối: Cần hướng đi mang tính tầm nhìn
Ngôi biệt thự số 28D Điện Biên Phủ được giữ gìn khá nguyên vẹn.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng, Viện Quy hoạch - Kiến trúc, thời gian gần đây, đô thị thông minh là một thuật ngữ mới đang được nhắc đến nhiều nhất trong các diễn đàn về kiến trúc và đô thị. Rất nhiều người trong chúng ta vẫn đang nghĩ rằng đô thị thông minh chỉ thuần túy là đô thị mà ở đó công việc quản lý sẽ có sự tham gia của máy móc, công nghệ hỗ trợ. Thực ra chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng hơn: Đô thị thông minh là sự vận hành một cách thông minh, là đô thị ngày càng phát triển hoàn chỉnh và ngày càng trở nên đáng sống. Như vậy, đô thị thông minh chính là đô thị bền vững.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng chỉ ra 4 yếu tố phát triển đô thị, đó là: Nhà quản lý (các cấp chính quyền); nhà đầu tư (những người có đầu óc kinh tế); nhà chuyên môn (các nhà khoa học, nhà nghiên cứu) và người dân, cộng đồng. “Đô thị thông minh phải được xây dựng từ những người dân thông minh, nhà đầu tư thông minh và chính quyền thông minh cùng với các nhà chuyên môn tận tâm”, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng nhận định.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng cũng cho rằng, việc một số người lo sợ bảo tồn và phát triển là mâu thuẫn, là đối kháng, đó là một cách hiểu chưa đầy đủ thiếu bản chất. Thực tế từ các trường hợp của những đô thị đã và đang thành công, bảo tồn và phát triển không bao giờ đối kháng. Hay nói cách khác, đối kháng chỉ xảy ra khi những người thực hiện cả 2 công việc này không hiểu, không biết cách làm thế nào cho đúng.

Những bên đối kháng không biết kết hợp và nương vào nhau mà chỉ khăng khăng, bảo thủ để hoặc giữ bằng được không cho chuyển đổi, kìm hãm phát triển, hoặc hiểu theo nghĩa phát triển thì phải đập đi, xây mới. Trong lúc đó phần còn lại (chủ yếu là cộng đồng dân cư đô thị) thì thờ ơ với di sản do chủ quan, không chịu tìm hiểu. Mà với thái độ như vậy chắc chắn họ sẽ đứng ngoài cuộc để chờ xem các cuộc bức tử di sản tiếp tục tái diễn, để rồi ngậm ngùi và lãng quên…

Kỳ cuối: Cần hướng đi mang tính tầm nhìn
Các căn biệt thự ngày nay mất đi những nét kiến trúc vốn có.

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng dẫn chứng câu nói của Phó Giáo sư, Tiến sĩ, kiến trúc sư Trần Văn Khải: “Đập di sản là đập bể chén cơm của người dân ngay tại chỗ” và cho rằng, câu nói này hoàn toàn chính xác. “Ít nhất là chúng ta nhìn thấy ngay nó ảnh hưởng đến từ những người bán hàng ở các khu phố cổ cho đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hãng lữ hành, hàng không sẽ ế ẩm vì khách du lịch đổ về nơi khác.

Sở dĩ hiện nay tour du lịch lên Đà Lạt thưa dần trong khi tour Hội An vẫn đảm bảo đông khách, hay tour Phú Yên sắp phải mở thêm… cũng chính vì những cách ứng xử khác nhau với di sản. Sapa và Đà Lạt đang là những bài học rõ ràng cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý khi hoạch định chiến lược không phù hợp: Xây dựng các công trình na ná ở đâu cũng có. Nhà đầu tư quên mất lý do ban đầu khi lựa chọn địa điểm để đầu tư là bởi vì nơi đó có di sản, có giá trị văn hóa vẫn còn đang được bảo tồn, truyền lại nguyên vẹn. Lợi ích trước mắt khiến họ quên mất nhiệm vụ của họ là phải tiếp tục gìn giữ giá trị cốt lõi này vì đó mới chính là yếu tố bền vững”, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Hùng phân tích.

Biết cách khai thác sẽ tạo ra nhiều giá trị

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Thị Hạnh Nguyên - Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, thực tế cho thấy các đô thị cổ trên thế giới làm bảo tồn không phải vì họ nhiều tiền nên mới dám nghĩ đến nghệ thuật, mới “chịu chơi” mà họ bảo tồn vì họ là những người có tư duy tài chính quá tốt. Họ biết cách chăm cho “con gà đẻ trứng vàng” cho nó tiếp tục đẻ những quả trứng to hơn.

Điển hình như khu công nghiệp khai thác than đá Zeche Zollverein, Essen, Đức. Đây vốn là một trung tâm khai thác than đá và thép quan trọng nhất của Đức nửa sau thế kỷ 20. Trải qua vòng đời của mình, ngày nay, công trình được cải tạo lại thành khu liên hợp bảo tàng, biễu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, nhà hàng, cafe rất độc đáo và mang lại nguồn thu khổng lồ về du lịch. Không đập phá, chỉ đưa thêm công năng mới và thổi vào một luồng sinh khí mới, công trình này đã phát huy giá trị vượt ra khỏi giá trị ban đầu của nó, làm cho cả khu vực sung quanh sầm uất lên.

Kỳ cuối: Cần hướng đi mang tính tầm nhìn
Nhà hát Lớn Hà Nội sau khi được cải tạo vẫn giữ được những nét kiến trúc vốn có. Không chỉ là công trình kiến trúc nổi tiếng của Thủ đô, Nhà hát Lớn Hà Nội còn là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

Khu cảng Albert Dock tại Liverpool, Anh. Có thể nói, công trình này là một chứng tích quan trọng cho thời kỳ công nghiệp trước thế kỷ 19 ở Anh, đồng thời cũng đóng vai trò như là một chứng tích lịch sử của các cuộc chiến tranh. Ngày nay, Albert Dock là một trong những điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Liverpool và là một thành phần quan trọng thuộc khu vực được UNESCO công nhận Di sản Thế giới. Đồng thời, Albert Dock cũng là phức hợp đa chức năng thu hút nhất ở Vương quốc Anh khu vực ngoài London.

Tái thiết khu di tích tại Clark Quay ở Singapore. Tiền thân là Nhà kho lưu trữ hàng hóa, doanh trại quân đội cứu tế thời thuộc địa, Clark Quay có nhiều nhà cổ, nhà kho và địa điểm có giá trị lịch sử. Rất nhiều các giải pháp đã được áp dụng như: Giữ nguyên các chi tiết kiến trúc có giá trị. Sửa chữa, phục hồi các chi tiết xuống cấp. Sơn phết lại các dãy nhà cổ và chi tiết kiến trúc để tạo không khí tươi mới cho những dãy nhà cũ; Giải tỏa các nhà hàng, cửa hàng kém chất lượng dọc sông, biến không gian giữa các nhà hàng, cửa hàng thành một khu phố đi bộ; Thiết kế hệ thống mái che đặc biệt trên các tuyến đi bộ và ở các sàn nhà hàng, café dọc sông. Các mái che tham gia vào di tích như một sự tương phản để làm nổi bật công trình cũ.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hà Nội, Hà Nội hiện vẫn còn nhiều nhà máy trong diện chuyển đổi, di dời, đây là không gian đặc biệt và mang lại nhiều hiệu quả, lợi ích nếu có cách thức sáng tạo, chuyển đổi phù hợp. Có thể thấy, trong tiến trình lịch sử của mỗi đô thị, sáng tạo sẽ là một hành trình không ngừng nghỉ để bồi đắp bản sắc và tạo nên những giá trị mới. Không gian sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một đô thị và chỉ khi có được những không gian sáng tạo mới có thể kích thích, lan tỏa được ý tưởng sáng tạo.

Có thể nói, trong xu hướng phát triển đô thị thông minh, đã đến lúc những nhà chuyên môn phải tham gia vào đời sống đô thị một cách mạnh mẽ hơn, phân tích và phản biện, tham gia sâu hơn trong công tác tư vấn cho chính quyền, thậm chí cần yêu cầu chính quyền cho tham gia tư vấn khi họ thực hiện các dự án có yếu tố bảo tồn.

Đã đến lúc những nhà quản lý phải nhận thức lại vai trò của mình, nếu không nhận thức được di sản là giá trị chung của một đô thị, của Quốc gia, của người đô thị đương thời và tương lai, với tư duy “nhiệm kỳ”, họ rất dễ mắc sai lầm, có tội với di sản.

Việc “ứng xử” thế nào cho đúng và hợp lý với di sản không chỉ là vấn đề của riêng Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung mà là của rất nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới. Về vấn đề này, các nước trên thế giới đã có một lịch sử khá dài để giải quyết, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để vì thực tế đa dạng hơn những lý thuyết, quan điểm mà chúng ta đang nói chuyện với nhau. Chính vì thế, kể cả những nước rất phát triển trên thế giới, các di sản đô thị vẫn mất đi để nhường chỗ cho sự phát triển mới. Tất nhiên, hiện tượng này đỡ hơn ở chúng ta rất nhiều vì họ đã có nhận thức tương đối tốt về di sản. Nhưng sự đấu tranh giữa nhóm ưu tiên bảo tồn và nhóm ưu tiên phát triển đến nay vẫn chưa chấm dứt được.

Bài học dành cho cho chúng ta đó là, chúng ta phải cân bằng giữa bảo tồn và phát triển để giữ gìn được những ký ức của thành phố, giữ gìn được tâm hồn và tinh thần của thành phố, để các thành phố có thương hiệu riêng, không bị lẫn với nhau, không phải chỉ toàn những đô thị mới.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động