Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang

Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, cùng với việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa thì vai trò của con người rất quan trọng trong bảo tồn di sản. Phải hiểu di sản chính là quà tặng của quá khứ cho nền kinh tế đô thị hôm nay. Đó là nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn. Có biết bao nhiêu đô thị đã khai thác du lịch từ di sản. Cả trong và ngoài nước đã có nhiều mô hình đang làm tốt công tác bảo tồn di sản qua đó có thể giúp Hà Nội tham khảo trong quản lý di sản kiến trúc đô thị.
Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang

Cần tạo “cá tính riêng” cho di sản

Với truyền thống văn hóa cùng bề dày lịch sử lâu đời, Thủ đô Hà Nội đang sở hữu rất nhiều di sản văn hóa, kiến trúc chứa đựng trong mình những nội hàm có giá trị đặc biệt. Đó có thể là các hiện vật, di tích lịch sử, cũng có thể là các di sản văn hoá phi vật thể… Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến các công trình kiến trúc đã tồn tại hàng trăm năm và trở thành biểu tượng của Thủ đô, là nơi lưu giữ ký ức đô thị, tạo nên bản sắc riêng của Thành phố.

Thế nhưng, dưới áp lực của sự phát triển và quá trình đô thị hóa, nhiều di sản kiến trúc đang đối mặt nguy cơ bị tháo dỡ hoặc phá bỏ. Đây là điều khiến những người làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị như Thạc sĩ Trương Quốc Toàn, công tác tại Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Việt Nam luôn trăn trở.

Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới
Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. (Ảnh: Phạm An)

Thạc sĩ Trương Quốc Toàn nêu thực tế: Từ lâu nay, những người làm về đầu tư phát triển đô thị luôn có một suy nghĩ là cái gì đó đập đi xây lại bao giờ cũng dễ hơn là bảo tồn. Tức là họ chọn giải pháp không tốn nhiều công sức, không mất nhiều thời gian và kinh phí để trùng tu tôn tạo. Khi có điều kiện, họ sẵn sàng phá bỏ cái cũ và xây lên một công trình mới. Do đó, tại các đô thị như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt… những nơi có hàng ngàn di tích có giá trị tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc, phong phú và đa dạng về loại hình cũng không tránh khỏi sự đe dọa của lợi ích kinh tế, làm hao hụt quỹ di sản văn hóa của dân tộc.

“Di sản đô thị là nơi lưu giữ ký ức, quá trình tồn tại của một quốc gia, một thành phố. Ví dụ như với Hà Nội thì có ký ức từ thời Đại La, thời Thăng Long - Đông Đô, rồi ký ức từ thời Pháp thuộc, thời bao cấp, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,... Nếu như trong một đô thị mà chúng ta lưu giữ lại được những yếu tố thể hiện những ký ức đô thị của từng tầng bậc lịch sử đó, nó giống như các lớp trầm tích lịch sử, thì cái đô thị của chúng ta thực sự là có giá trị hơn rất nhiều”, Thạc sĩ Trương Quốc Toàn khẳng định.

Ông Martín Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho rằng: Di sản là tổng hòa của nhiều yếu tố làm nên sự khác biệt giữa Hà Nội với các thành phố khác. Cuộc sống của con người trong các khu nhà cũ, những đường phố ồn ào, bề bộn nhưng lại thú vị, hay các công trình có thể không hẳn quá đặc biệt về giá trị kiến trúc, lịch sử như những biệt thự kiểu Pháp, hay khu tập thể phong cách Liên Xô (trước đây), những cây cầu, khu chợ hay quán cà phê,… lại tạo nên một không khí rất riêng của Hà Nội. Nhiều người nước ngoài bị hấp dẫn chính bởi phong cách đặc biệt đó. Nếu Hà Nội có thể vừa hiện đại hóa, vừa giữ lại được những di sản đặc sắc đó thì sẽ trở thành địa danh cuốn hút hơn rất nhiều.

Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới
Năm 1901, Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công xây dựng và khánh thành năm 1911. Trải qua thời gian dài bị xuống cấp, sau khi được trùng tu (từ năm 1995 đến năm 1997), Nhà hát Lớn Hà Nội đã lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ. Công trình có tuổi đời hơn 100 năm này hiện là một trong những công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của Thủ đô, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử. (Ảnh: Tùng Huy)

Sau nhiều năm tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển di sản đô thị tại Hà Nội, ông Martín Rama chia sẻ ông đang bắt tay triển khai một dự án để bảo vệ cái “hồn nơi chốn” bằng mô hình bảo tồn có lợi nhuận cao. Dự án ông muốn thực hiện không chỉ là đầu tư, tôn tạo và thu lợi từ di sản mà còn mang nghĩa rộng hơn, liên quan tới nhiều hoạt động. Trong đó có việc kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng thông qua việc lan tỏa những kiến thức về di sản; hướng tới việc xây dựng thành công một mô hình mới và kiểu mẫu về bảo tồn di sản để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách; thu hút nhiều nhà đầu tư thành lập quỹ tư nhân để bảo tồn di sản,…

Theo ông Martín Rama, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là một điển hình của việc vừa bảo tồn vừa sinh lợi nhuận cao. Ông Martín Rama cũng cho rằng, một số hoạt động có thể thành công và cũng có thể thất bại, nhưng quan trọng là không ngừng tìm cách và kiên trì mục tiêu.

Martín Rama chia sẻ ông muốn thí điểm một mô hình tiên phong là khối nhà bao gồm vài biệt thự Pháp cổ, cải tạo đẹp mắt, giải phóng không gian chung quanh cho những nhà hàng, cửa hiệu và phòng trưng bày nghệ thuật cao cấp. “Đó cũng có thể là một khu tập thể được nâng cấp, như căn hộ trong khu tập thể mà tôi đang ở là một thí dụ, nó được hiện đại hóa hoàn toàn bên trong nhưng bên ngoài vẫn mang dáng vẻ hấp dẫn, đặc trưng nguyên bản. Với việc giá căn hộ tập thể sau cải tạo của tôi tăng lên, tôi thấy chính bản thân mình đang là người được hưởng lợi từ cách bảo tồn di sản này. Ở Việt Nam, cứ mô hình nào tốt và sinh lợi sẽ được học hỏi nhanh chóng, nên tôi hy vọng những ý tưởng và dự án kiểu mẫu của tôi sẽ được lan tỏa rộng rãi”, ông Martín Rama nói.

Kết nối di sản để phát triển du lịch

Với du lịch, di sản chính là một trong những tài nguyên vô giá, là dấu ấn ghi lại quá trình hình thành, phát triển của xã hội, thôi thúc con người gìn giữ và bảo tồn những giá trị ấy. Quá trình gìn giữ, bảo tồn không tách rời với việc đưa những giá trị vô giá đó đến gần hơn với những thế hệ trẻ, gần hơn với du khách và thế giới. Chính di sản văn hóa là nền tảng, là bàn đạp vững chắc để du lịch tiến những bước xa hơn.

Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới
Du khách xếp hàng mua vé tham quan Nhà tù Hoả Lò. (Ảnh: Anh Tú)

Thời gian qua, lượng du khách đến tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) tăng đột biến. Trước đây, di tích này đa phần thu hút du khách nước ngoài và người Việt lớn tuổi, nhưng gần đây, Hỏa Lò đã trở thành một trong những địa chỉ nhận được ủng hộ và sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách, nhất là các bạn trẻ.

Nhiều du khách nước ngoài trẻ tuổi cũng tìm đến di tích này để hiểu hơn về những câu chuyện lịch sử. Phillip, người Đức đang sống ở Hà Nội, từng đọc nhiều sách về Hỏa Lò. Anh đã tranh thủ tới đây và tìm hiểu thêm về quá khứ. Phillip nhận xét cách kể các câu chuyện lịch sử ở nhà tù “thực sự thú vị”.

Khu di tích được trang bị máy thuyết minh tự động, truyền tải 35 mô hình tham quan và các câu chuyện lịch sử về những người tù chính trị từng bị giam giữ tại đây. Những câu chuyện, sự kiện hay nhân vật lịch sử được sáng tạo bằng nhiều hình thức thể hiện, vừa mang tính thời sự vừa bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội, làm mềm hóa thông tin gắn liền tới lịch sử tưởng chừng vô cùng khô khan.

Là người từng trải nghiệm tour “Đêm thiêng liêng 3 - Lửa thanh xuân” ở Nhà tù Hỏa Lò, anh Ngô Thế Dương, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Dù đã tìm hiểu trước nhưng tôi không nghĩ mình lại có được những trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đến thế. Từ cách kể chuyện đến hiệu ứng âm thanh, ánh sáng của công nghệ hiện đại đã giúp tôi cảm nhận chân thật, như đang ngược về quá khứ, được tham gia, được sống vào chính thời điểm lịch sử ấy. Tôi nghĩ nên nhân rộng mô hình tour tham quan này ở nhiều địa điểm và di tích lịch sử khác”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thành công của tour đêm Hỏa Lò triển khai thời gian qua không đơn thuần chỉ là hiệu ứng truyền thông, mà quan trọng nhất chính là cách ban tổ chức tạo nên hành trình tham quan, trải nghiệm khó quên. Ở mỗi điểm đến, mọi thông tin, nội dung đều đã được làm “sống lại” vô cùng chân thực, khiến người tham gia cảm nhận được phần nào sự gian khổ, khó khăn mà những chiến sĩ cách mạng phải trải qua.

Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới
Du khách nước ngoài theo dõi những câu chuyện được kể ở nhà tù Hỏa Lò. (Ảnh: Anh Tú)

Được khởi động đầu năm 2023, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” cũng là một trong những điểm nhấn đặc biệt với du khách khi tìm hiểu khám phá văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Hướng dẫn - Thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn di sảnThăng Long, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” hướng đến những giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. Cùng với trải nghiệm không gian Hoàng thành xưa, du khách còn có cơ hội thưởng thức các chương trình biểu diễn đặc biệt; chiêm ngưỡng hiện vật, cổ vật quý giá được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long trong nhà trưng bày với chủ đề “Thăng Long Hà Nội - Lịch sử ngàn năm từ lòng đất”…

Tham quan Hoàng thành vào ban ngày không lạ lẫm với nhiều du khách nhưng trải nghiệm Hoàng thành về đêm, với nhiều người, lại là một cảm giác hoàn toàn mới mẻ. Lần đầu tiên trải nghiệm hành trình tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long, chị Thùy Hương, du khách đến từ Đà Nẵng cho biết chị đã trải qua một cảm giác thật đặc biệt, như đang bước vào một thế giới khác. “Đến thăm Hoàng thành, mình thấy bình yên, thời gian như đang ngưng lại, như được chạm vào quá khứ, lạc vào không gian hoàng cung, giao lưu với cung nữ, lính canh trong trang phục xưa, thưởng thức trà sen, mứt sen cung đình…”, chị Hương nói.

Ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành thành phố Hà Nội, chia sẻ, cái khó của việc xây dựng sản phẩm tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long là xây dựng câu chuyện văn hóa để du khách có thể tiếp nhận kiến thức về lịch sử thông qua các hiện vật cổ, đồng thời vẫn có yếu tố giải trí để du khách hứng thú và có trải nghiệm mới lạ.

Cùng chung mong muốn đưa di sản gần hơn với công chúng, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng cho biết Trung tâm đang xây dựng và hoàn thiện tour tham quan về đêm. Điểm nhấn của tour đêm này nằm ở yếu tố công nghệ kể chuyện di sản. Với cách kể chuyện mới cùng nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại, tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng kỳ vọng sẽ đem đến cho du khách cách tiếp cận các di tích lịch sử dễ dàng, đơn giản hơn, để hiểu thêm và tự hào với lịch sử dân tộc.

“Chúng ta hoàn toàn có thể đưa các di sản đô thị trở thành những địa điểm du lịch. Mỗi thành phố trong quá trình phát triển của nó có đặc trưng riêng, có những dấu ấn riêng. Chính những di sản đô thị này trở thành nét hấp dẫn riêng, trở thành lịch sử của vùng đất và nó có sức hút đối với khách du lịch.

Chính vì sức hấp dẫn, có đặc điểm riêng, nên di sản đô thị còn có thể trở thành các không gian sáng tạo cho thành phố. Trên thế giới, đây không phải câu chuyện hiếm. Rất nhiều quốc gia đã sử dụng di sản đô thị trở thành các không gian sáng tạo, giúp con người giải trí, từ đó hình thành nên các đô thị đáng sống, lan tỏa những thông điệp sáng tạo của thành phố đến thế hệ hiện tại, tạo nền tảng cho xã hội tương lai”.

(PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội)

(Kỳ 3: Bảo tồn di sản cũ tạo “lực hút” cho những loại hình mới)

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Xem thêm
Phiên bản di động