Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang

(LĐTĐ) Nói một cách dễ hiểu, di sản là những giá trị vật thể và phi vật thể mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Và đó cũng chính là một phần tạo nên “hồn túy” không chỉ của một địa phương mà còn của cả một quốc gia. Có thể, những di sản nếu xét trên góc độ đóng góp trực tiếp vào nguồn thu ngân sách là không lớn, thế nhưng giá trị “vô hình” mà di sản mang lại cho nền kinh tế lại vô cùng lớn. Ví như người ta đến Paris là để được ngắm nhìn Tháp Eiffel, tham quan Bảo tàng Louvre,… Nếu chỉ bán vé thì nguồn thu không thấm vào đâu, nhưng chính vì những di sản này mà hút du khách đến. Nhờ đó, du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Với Hà Nội cũng vậy. Muốn có dấu ấn của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ thế giới, chúng ta phải tập trung bảo tồn, tôn tạo những di sản hiện có, xem đó là trung tâm, là những viên ngọc quý tạo thương hiệu cho Hà Nội. Để từ đó, xây dựng một Thủ đô hiện đại, có bản sắc riêng đáp ứng mọi tiêu chí mà du khách cần. Làm được điều này, không xảy ra xung đột cũ - mới mà đúng trọng tâm như Nghị quyết của Đảng “bảo tồn, phát triển”.
Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa

Kỳ 1: Biến di sản thành “tài sản” hữu hình

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Theo các chuyên gia, hướng đi này hoàn toàn có cơ sở dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên di sản đồ sộ và phong phú của Thủ đô. Nếu chọn đúng thế mạnh, đúng hướng đi, thì Hà Nội vừa có thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa biến di sản trở thành một “tài sản” cho hậu thế.

Tạo dấu ấn “di sản” hè phố, tại sao không?

Ngoài những di sản là các công trình tôn giáo, văn hóa, lịch sử; di sản mà cha ông để lại, thì những nét sinh hoạt văn hóa của người dân Thủ đô suốt bao thập kỷ qua cũng là một loại hình di sản. Ví như “văn hóa vỉa hè”. Phải công nhận, “văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng, rất quyến rũ mà không đâu có được. Nhưng tiếc thay, trong cách hành xử với “văn hóa vỉa hè”, văn hóa đường phố, chúng ta đang bị xung đột bởi xây dựng thành phố văn minh gắn với trật tự đô thị và muốn phát triển kinh tế đêm, từ trung tâm là “văn hóa vỉa hè” (ẩm thực vỉa hè).

Chính vì thế, là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, người có một tình yêu đặc biệt với Hà Nội, ông Martín Rama đã đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị. Ông Martín Rama cho rằng Hà Nội cần trở thành một thành phố toàn cầu, có cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, kết nối với thế giới và sôi động với sự sáng tạo. Hơn ai hết, ông luôn tin tưởng tất cả những điều này có thể thực hiện được mà không làm mất đi những nét đặc sắc, tinh tế và đáng yêu của nơi này.

Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang
“Văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng. Không riêng gì người Hà Nội, du khách phương xa khi đặt chân đến Hà Nội đều thích thú với nét văn hóa độc đáo này. (Ảnh: Hà Phong)

Năm 2014, ông Martín Rama được nhiều người Việt Nam biết tới với cuốn sách “Hà Nội, một chốn rong chơi”. Cuốn sách sau đó đã đạt Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Giờ đây, sau gần một thập kỷ, ông Martín Rama tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai viết về Hà Nội với tựa đề được lấy từ chính tên của giải thưởng: “Vì tình yêu Hà Nội”. Ông Martín Rama cho biết, cuốn sách lần này thêm một bước “hiện thực hóa” tình yêu Hà Nội thông qua đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

Gắn bó với Hà Nội từ đầu những năm 2000, Martín Rama chia sẻ rằng, ông yêu thích vẻ đẹp, sức sống riêng của thành phố này và thường gọi bằng cái tên thân thương: Nàng. Ông nhận thấy, Hà Nội có một bộ sưu tập các phong cách kiến trúc đặc sắc. Đó là hàng loạt những ngôi chùa truyền thống, khu tập thể, văn phòng và biệt thự Pháp cổ, tới các công trình kiểu Xô Viết,… “Không chỉ về kiến trúc, Hà Nội còn rất đặc biệt bởi đời sống xã hội. Có lẽ vì không gian trong nhà quá hạn chế nên nhiều tương tác của người dân được diễn ra ngoài trời. Hà Nội có một nền “văn hóa vỉa hè” phong phú, mọi người ăn uống, giao lưu, kiếm sống, hẹn hò… ở ngoài đường”, ông Martín Rama nói.

Ông Martín Rama nhận định: “Không phải ngẫu nhiên mà người nước ngoài yêu Hà Nội đến thế. Nó không chỉ là một thành phố đẹp như tranh vẽ hay một giấc mơ của các nhiếp ảnh gia, nó là một thành phố đầy cảm xúc”. Với công việc của mình, ông được đi đến nhiều nơi trên khắp thế giới và nhận thấy nhiều thành phố ở các quốc gia đang phát triển nhanh chóng, gần như tương tự nhau, “giống những loại thuốc không có thương hiệu, dù chúng có thể hiệu quả nhưng hầu như không có đặc điểm nào để phân biệt”. Tuy nhiên, ông cho rằng Hà Nội là một ngoại lệ: “Nàng thật đặc biệt”!

“Sau hai thập kỷ, tôi vẫn không hết ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc Pháp, bởi những mặt hồ và những hàng cây, bởi sức sống văn hóa và đời sống vỉa hè sôi động của Nàng”, Martín Rama chia sẻ. Tuy nhiên, ông cũng lo lắng bản sắc và vẻ duyên dáng của thành phố đang dần biến mất do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra quá nhanh chóng.

Tránh “bảo tàng hóa” di sản

Tình yêu Martín Rama dành cho Hà Nội rất đặc biệt. Ông không nuối tiếc dĩ vãng, càng không cố gắng đưa thành phố trở lại dáng vẻ trong quá khứ, ông trân trọng Hà Nội trong từng khoảnh khắc hiện tại và cả trong những dự định tương lai. Martín Rama cho rằng: “Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều”.

Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang
Ông Martín Rama (trái) chia sẻ những ý tưởng về bảo tồn di sản và phát triển đô thị trong buổi tọa đàm ra mắt sách mới. (Ảnh: Anh Vũ)

Theo ông Martín Rama, “thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn... cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”.

Ông Martín Rama cũng cho rằng, bảo tồn di sản có lẽ là cách hứa hẹn nhất để gìn giữ cá tính độc đáo của Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ là một thách thức để xác định đúng đối tượng cần được bảo tồn. Điều mọi người hay nghĩ tới là những công trình nổi bật bởi kiến trúc độc đáo hoặc bởi những sự kiện quan trọng đã diễn ra ở đó, và tất nhiên việc bảo vệ những công trình như vậy là xác đáng. Điển hình như việc tất cả chúng ta đều cảm thấy biết ơn vì Văn Miếu hay Nhà hát Lớn được khôi phục lại vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu.

“Tuy nhiên, Hà Nội có hàng trăm nghìn công trình như thế và do đó, cách tiếp cận bảo tồn di sản giống như bảo tàng, cho dù có quyết tâm đến đâu thì cũng khó tạo ra sự khác biệt trong tổng thể. Hơn nữa, các công trình nổi bật này cũng chỉ là một phần của tính cách thành phố”, ông Martín Rama nhận định.

Hà Nội còn đặc biệt bởi những bức tường sơn vàng, những khu vườn trên ban công, những quán ăn vỉa hè, hàng cây lãng mạn... Tuy nhiên, không một đặc điểm nào trong số này có tầm quan trọng đặc biệt về kiến trúc hay lịch sử và do đó không cái nào chính thức được coi là di sản, theo định nghĩa vốn có của từ này.

Từ quan điểm kinh tế học, ông Martín Rama cho rằng: “Những đặc điểm đáng được bảo tồn của thành phố là những đặc điểm giúp tăng giá trị cho thành phố đó. Cư dân cảm thấy hài lòng hơn khi sống ở nơi đây, đất nền đô thị cũng có giá trị hơn. Và điều đó cũng xảy ra khi các học giả tài năng, doanh nhân và nghệ sĩ cảm thấy muốn chuyển đến với Nàng hơn”.

Bảo tồn di sản cần chú ý đến những đặc điểm làm nên nét đặc trưng của Hà Nội và đưa ra những mô hình khả thi về mặt tài chính, có lợi nhuận cao hơn so với việc phá dỡ để xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm mua sắm. Khi mô hình kết hợp phát triển với bảo tồn có lợi cho cả nhà đầu tư tư nhân và cộng đồng được thực hiện sẽ chứng minh rằng có cách khác tốt hơn để nâng cấp đô thị nhưng vẫn giữ nét quyến rũ của Hà Nội. “Bằng cách nhìn xa hơn những lợi ích ngắn hạn, các chính sách đô thị sáng tạo có thể làm cho Hà Nội trở nên đáng sống và thịnh vượng”, ông Martín Rama bày tỏ.

“Hà Nội là vùng tài nguyên di sản giàu có nhất, đa dạng nhất của quốc gia. Nội hàm của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa mà Chính phủ đã xác định trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đều liên quan đến di sản văn hóa. Di sản văn hóa là nguồn vốn, là tài nguyên, là chất liệu, là đề tài, là nguồn cảm hứng, là chủ thể… cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Với kho tàng di sản phong phú của mình, Hà Nội cần tập trung phát triển công nghiệp văn hóa từ vốn di sản. Để làm được điều này, thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; chú trọng nhân tố con người trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản; cần xây dựng quy tắc đạo đức trong việc sử dụng di sản văn hóa trong kinh tế, xã hội hóa quản lý khai thác di sản, di tích với nội dung mà các công ước quốc tế, luật pháp Việt Nam quy định nhất là vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, quyền/lợi ích của chủ thể văn hóa (cộng đồng)...”.

(Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam)

(Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới)

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động