Kỳ 5: Phát triển đồng bộ tăng tính kết nối các loại hình vận tải
Kỳ 4: Hạ tầng chưa tốt, ý thức lại kém Kỳ 3: Ì ạch giảm tải cho hạ tầng giao thông Kỳ 2: Góc nhìn từ quy hoạch Kỳ 1: Khi hạ tầng giao thông bị quá tải |
Bởi thế, để giảm ùn tắc, ngoài việc khắc phục khó khăn, hạn chế từ hạ tầng giao thông… thì bài toán đặt ra trong hiện tại và thời gian tới là Hà Nội cần tăng tính liên kết giữa các loại hình vận tải.
Phải liên kết, khớp nối đồng bộ
Giao thông vận tải với phương châm “đi trước một bước” luôn là yêu cầu cấp thiết của các đô thị, vừa tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh. Với Thủ đô Hà Nội cũng vậy. Chỉ khi có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách thì nền kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng nhanh, bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, hiện hệ thống giao thông vận tải của Thành phố vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế. Dễ thấy nhất là việc các loại hình giao thông vận tải vẫn tựa như những mảnh ghép rời rạc, chưa có nhiều sự liên kết với nhau.
Cụ thể, hiện hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên bản đồ giao thông vận tải của Thành phố vai trò vẫn còn tương đối mờ nhạt trên bản đồ giao thông Hà Nội. Tương tự, với giao thông hàng không dù đã được chú trọng, giành nhiều ưu đãi để phát triển song hiệu quả khai thác sân bay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách còn chưa được như mong muốn.
Đường bộ vẫn là một trong những thế mạnh của Hà Nội song hiện quy hoạch giao thông đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển đô thị. Không khó để thấy đó là tình trạng gia tăng dân số quá nhanh tại các đô thị cùng với nhu cầu đi lại lớn tạo ra nhiều hệ lụy, trong đó có ùn tắc.
Nói cách khác, tại Hà Nội đường sá chưa đáp ứng được lưu lượng phương tiện, thiếu đồng bộ, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh không đảm bảo khiến Hà Nội phải đối diện với tình trạng ùn tắc, thiếu hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường…
Để giảm ùn tắc, ngoài việc khắc phục những khó khăn về hạ tầng giao thông thì Hà Nội cần tăng tính liên kết giữa các loại hình vận tải. |
Quanh câu chuyện này không khó để thấy, chỉ cần một cơn mưa hay vào giờ cao điểm, hình ảnh ùn tắc kéo dài có thể bắt gặp thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từng dòng xe ken cứng, nhích từng mét nối đuôi nhau chen lấn. Bế tắc và không lối thoát khiến nhiều người còn ví von chua chát rằng “tắc đường là một trong những đặc sản Hà Nội” mà bất kỳ ai sinh sống ở Thủ đô đều đã và từng trải nghiệm.
Kinh nghiệm thực tế từ quá trình phát triển đô thị trên khắp thế giới đều cho thấy, khi đã có quy hoạch rõ ràng, vận tải hành khách công công luôn là chìa khóa để giải quyết ùn tắc giao thông, trong đó đường sắt đô thị đóng vai trò chủ đạo và hệ thống xe buýt là bổ trợ.
Phải khẳng định, hiện độ bao phủ của tuyến buýt hiện nay trên địa bàn Hà Nội tương đối rộng khắp. Qua tính toán, hiện xe buýt đã phủ 100% tới 30 quận, huyện, thị xã, chất lượng phục vụ hành khách trên xe cũng ngày một cải thiện, giành được nhiều thiện cảm của người dân.
Tuy nhiên, người dân Thủ đô vẫn có xu hướng sử dụng phương tiện cá nhân và xe buýt Thủ đô vẫn đang “lép vế” bởi thói quen này. Nguyên nhân một phần được xác định là do loại hình phương tiện này chưa thể đảm bảo được tính đúng giờ và tốc độ khai thác. Tính vận tốc khai thác bình quân của xe buýt hiện chỉ khoảng 15km/giờ, và nếu phương tiện cá nhân tiếp tục gia tăng, ùn tắc kéo dài thì vận tốc của xe buýt sẽ tiếp tục bị kéo giảm.
Xe buýt chưa phát huy được hiệu quả mong muốn, hệ thống đường sắt đô thị lại chưa vận hành… điều này khiến nảy sinh hệ lụy là khi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trình đề án thu phí phương tiện cá nhân vào khu vực nội đô để giảm ùn tắc, gần như ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Ở câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách Hà Nội thẳng thắn chỉ ra, theo đề án chỉ vài năm nữa Hà Nội sẽ thu phí vào nội đô nhưng đến thời điểm hiện tại những ưu tiên cho phát triển vận tải hành khách công cộng để kiểm soát được phương tiện cá nhân thì chưa thấy. Theo ông Thông, khi vận tải công cộng phục vụ tốt nhu cầu của người dân thì không cần cấm xe cá nhân cũng tự có xu hướng giảm.
Theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên, hiện nay, bản thân hạ tầng giao thông trong thành phố Hà Nội chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy, Hà Nội cần ưu tiên tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng. Hà Nội cần dồn nguồn lực đầu tư vào các tuyến metro, xe buýt để đến năm 2030 có thể từng bước cấm xe máy. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần dành quỹ đất làm các bãi đỗ xe đi kèm mạng lưới giao thông công cộng để phục vụ người dân ngoại tỉnh khi vào nội đô có thể gửi xe cá nhân, chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Phát huy tinh thần “Đi trước mở đường”
Trước những bất cập liên quan, tại đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông”, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra, hiện kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô được tập trung trong đầu tư theo quy hoạch, tỷ lệ đất giành cho giao thông tăng hơn, vận tải hành khách công cộng được mở rộng và nâng cao chất lượng.
Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ theo quy hoạch, các tuyến Vành đai 1, 2, 3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh. Vành đai 4, vành đai 5 chưa được đầu tư. Các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, tỷ lệ vận tải hành khách công công chưa đạt theo yêu cầu đề ra, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, tết tập trung đông người.
Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng năng lực của hệ thống vận tải khách công cộng, phương pháp hiệu quả nhất, “cứu cánh” quan trọng nhất chính là đường sắt đô thị, đặc biệt khi được kết nối đồng bộ với các loại hình vận tải công cộng khác.
Ùn tắc giao thông là vấn đề nan giải và nhức nhối tại Thủ đô. |
Theo tìm hiểu, quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318km để kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven. Dự kiến, khi mạng lưới metro của Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông.
Đáng chú ý, để tăng khả năng kết nối của Hà Nội với các địa phương lân cận, Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về chủ trương triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được ban hành. Đây là tin vui, bởi theo quy hoạch, đây là tuyến đường Vành đai ngoài của đô thị trung tâm Hà Nội, giải quyết bài toán giao thông liên vùng cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, cảng hàng không quốc tế cửa ngõ và trung tâm các tỉnh phía Bắc vùng Thủ đô, đã được Chính phủ phê duyệt.
Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường, mà còn tăng cường khả năng kết nối, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với đó, tạo điều kiện để các tỉnh, thành phố phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nhất là tạo ra không gian phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư.
Rõ ràng, Hà Nội đã có những bước đi chiến lược đúng đắn trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông. Bởi chỉ khi hệ thống giao thông đã được đầu tư hoàn chỉnh, các nhà ga đường sắt, cảng bến thủy nội địa, cảng hàng không trên địa bàn Thành phố sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau, là cơ sở để hình thành các đầu mối trung chuyển hành khách, hàng hóa. Hiện quá trình thực hiện những bước đi này được bài bản, đúng kế hoạch, tin chắc giao thông Thủ đô sẽ sớm có những bước tiến dài khởi sắc.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/1: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất từ 8 độ C
Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ
Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết
Tin khác
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện
Giao thông 12/01/2025 23:06
Phát bực khi đi đăng kiểm, sửa chữa xe vào những ngày cận Tết
Giao thông 12/01/2025 17:42
Đề xuất chuyển nhiệm vụ sát hạch, cấp bằng lái xe sang Bộ Công an
Giao thông 11/01/2025 11:58
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Giao thông 10/01/2025 20:10
Xe khách bị mắc kẹt trên cầu vượt Tây Sơn, tài xế bị xử phạt
Giao thông 10/01/2025 12:03
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Giao thông 09/01/2025 20:38
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện
Giao thông 09/01/2025 18:32
Đồng Nai: Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp đường kết nối Nhơn Trạch và sân bay Long Thành
Giao thông 09/01/2025 14:42
Hà Nội: Hai ngày liên tiếp không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng
Giao thông 09/01/2025 10:00
Phạt đến 3 triệu đồng đối với tài xế xe máy đi vào đường Vành đai 2 trên cao
Giao thông 08/01/2025 17:57