Kỳ 4: Nói không bia, rượu chốn học đường
Kỳ 3: Quy định đã có không thể nói khó triển khai Kỳ 2: Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia - hãy nhớ một số điều Kỳ 1: Tác hại của rượu, bia - những điều chưa biết |
Nhiều hệ lụy
Có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay vẫn còn tình trạng thanh, thiếu niên, trong đó có học sinh, sinh viên lạm dụng rượu, bia, đặc biệt là vào mỗi dịp lễ, Tết. Không ít nam sinh còn xem việc uống rượu, bia là cách để thể hiện mình, những người tham gia cuộc vui mà không uống hoặc uống ít thì bị bạn bè khích bác, chê bai.
Điều này đã và đang gây ra những hệ lụy. Khi đã “quá chén”, các em tham gia giao thông trong tình trạng không tỉnh táo nên phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Mặt khác, việc lạm dụng rượu, bia dẫn đến say xỉn cũng là tác nhân dẫn tới những vụ xô xát, ẩu đả, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự...
Để giảm tình trạng uống rượu, bia đối với học sinh, sinh viên cần có sự chung tay phối hợp của xã hội, nhà trường và gia đình. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm trước khi có dịch Covid-19) |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của trên 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Uống rượu, bia có tác hại tiềm tàng về sức khỏe và xã hội với cả người uống và người không uống, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên.
Thanh, thiếu niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần. Các hóc môn dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi… Các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rượu, bia quá đà có thể làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung của não bộ.
Như vậy, về hậu quả trước mắt, uống rượu, bia gây ra các hành vi nguy cơ ở thanh, thiếu niên như say rượu dẫn đến ngộ độc rượu, có hành vi bạo lực, tai nạn, chấn thương khi điều khiển phương tiện giao thông... Còn về lâu dài thì uống rượu, bia sẽ gây lệ thuộc, mắc các bệnh mạn tính và gây ảnh hưởng đến cả phát triển thể chất và tinh thần khi trưởng thành.
Cần sự chung tay
Tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với thanh thiếu niên, trong đó có học sinh, sinh viên là rất lớn. Để giảm tình trạng uống rượu, bia đối với học sinh, sinh viên cần có sự chung tay phối hợp của xã hội, nhà trường và gia đình. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và nghiêm cấm bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi đã đi vào cuộc sống và dần có những tác động tích cực. Trong thời gian tới, việc thực thi Luật này cần phải được đẩy mạnh và có thêm những chế tài đủ mạnh liên quan đến tội phạm rượu, bia.
Đối với nhà trường, cần có những nội quy cụ thể liên quan đến rượu, bia; đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của rượu, bia thông qua những buổi sinh hoạt, các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa uống rượu; tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và xã hội cũng như chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia…
Về phía gia đình, mỗi gia đình cần sớm có những “gia quy” về việc uống rượu, bia sao cho phù hợp và không quá đà. Rượu, bia cũng có những lợi ích nhất định của nó nếu được sử dụng phù hợp, đúng thời điểm và không được lạm dụng. Ngoài ra, phụ huynh cần phải đồng hành với con, giải thích cho con hiểu được những tác hại khôn lường của rượu, bia đối với sức khỏe, sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này.
“Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều sự việc chỉ vì uống bia, rượu mà học sinh, sinh viên đã đánh nhau ngay trước quán ăn. Tôi cho rằng, khi cha mẹ và những người lớn xung quanh hay sử dụng bia, rượu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức trẻ. Phụ huynh nên ý thức rằng, bia, rượu sẽ có tác động lớn đến sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Uống rượu, bia sớm, trẻ dễ mắc các bệnh về loạn thần, viêm gan, viêm tụy, tổn thương não, viêm dạ dày, tim mạch... Vì vậy, người lớn phải gương mẫu, con cái phải biết nghiêm túc chấp hành. Việc giáo dục sâu rộng làm một cách bền bỉ, theo thời gian, chắc chắn sẽ thành công” - anh Phạm Tiến Nhiệm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.
Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vậy nên, các em phải sớm được trang bị những kiến thức xã hội mà trong đó là nhìn nhận một cách đúng đắn về rượu, bia. Uống rượu, bia sao cho đúng, trách nhiệm sau mỗi lần cầm ly là điều mà thế hệ trẻ cần biết và phải biết, như một hành trang để bước vào đời.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38