Kỳ 4: Nâng cao chất lượng sáng tác: đơn giản là việc “đếm view”
Kỳ 3: Nhìn ra thế giới: Cách mà nền điện ảnh của xứ Hàn bứt phá và lên ngôi |
Không ít tác giả làm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã phải thốt lên rằng: sao tác phẩm của mình hay thế, tâm huyết thế, ý nghĩa thế, mang nhiều thông điệp thế… mà lại chẳng ai đọc/xem/nghe/ngắm? thậm chí làm ra rồi chỉ để phát hội nghị, chiếu hội nghị, tặng đại biểu… hay nằm phủ bụi trong thư viện trường mà chẳng được ai ngó ngàng tới! Không ít tác giả còn cho rằng, công chúng ngày nay kém về mặt thưởng thức thẩm mĩ, chỉ thích những thứ hời hợt, xô bồ, không biết thưởng thức văn hóa nghệ thuật chất lượng.
Điện ảnh, âm nhạc là ngành nghệ thuật phản ánh trực tiếp nhất thị hiếu của người xem. Từ rất nhiều năm nay, phim truyền hình nước ngoài từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc luôn “chiếm sóng” trên mọi kênh truyền hình và lượng người xem phim truyền hình nước ngoài đông đảo hơn phim Việt, bởi đơn giản: hay thì xem. Xem nhiều thì lượng “view” sẽ nhiều hơn. Không chỉ phim được chiếu trên truyền hình, mà ngay cả những tác phẩm chỉ phát trên mạng, đơn cử là kênh youtube, phim hay, đương nhiên lượng “view” cao.
Tuy rằng sở thích của mỗi người một khác nhau, không thể đưa ra một công thức chung để đánh giá tác phẩm như thế nào là hay với đại chúng. Tuy nhiên, có một cách tương đối để nhận ra rằng những tác phẩm hay bao giờ cũng “view cao”. Thậm chí, khi cho ra đời một tác phẩm hay, nó còn được “quảng cáo” bằng cách truyền miệng. Người xem trước thấy hay sẽ “quảng cáo” với người thân, bạn bè, tạo thành một sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Những tác phẩm kém hơn sẽ không tạo được “kênh quảng cáo” miễn phí và quý giá này.
Nhiều tác phẩm của các tác giả văn học mạng nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam (ảnh: B.T) |
Còn đối với lĩnh vực văn học, một lĩnh vực đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực cùng các cuộc hội thảo, tọa đàm, bàn luận của giới văn nghệ sĩ. Bởi không như những tác phẩm thuộc lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, tác phẩm văn học thường khó xuất hiện trên mạng xã hội hơn. Ngoài chất lượng tác phẩm hay, thì quá trình quảng bá tác phẩm cũng là một thử thách lớn đối với nhiều nhà sáng tác. “Yếu” ở một trong hai mặt chất lượng và quảng bá, hoặc yếu cả hai, tác phẩm văn học sẽ chết từ trong trứng nước trước khi đến được với công chúng.
Cách đây 13 năm (năm 2007), nhà văn Trang Hạ đã từng nhận xét: ở Đài Loan và Đại lục, văn học mạng đang ở thế thượng phong… Người ta có hẳn một dòng văn học riêng. Có những nhà xuất bản chỉ in những tác phẩm xuất hiện từ Internet, có một dòng văn chương, đa phần của những người trẻ tuổi, được xếp thành kệ lớn tại các nhà sách. Những tên tuổi được biết nhiều hiện nay ở Việt Nam như Quách Kính Minh, Hàn Hàn... chính là con đẻ của dòng văn học này.
Kỳ 2: Đã đến lúc cần cởi mở hơn với cách sáng tác mới |
Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào? |
Ở Việt Nam, những tác phẩm văn học nước ngoài được đăng tải miễn phí trên mạng đã có từ rất lâu, thu hút được một lượng độc giả cực kỳ lớn. Lướt qua một vài trang văn học mạng có thể thấy, ở một số tác phẩm của tác giả nổi tiếng được giới trẻ yêu thích như Đinh Mặc, Priest, Tây Tử Tựu, Mặc Hương Đồng Khứu… có hàng triệu lượt bình luận. Các tác giả này cũng có một lượng fan Việt hùng hậu, luôn sẵn sàng tạo ra những clip ngoại truyện hoặc những bài bình luận sinh động trích đoạn từ tác phẩm. Điều đáng buồn là lực lượng đọc sách mạng hùng hậu này lại thuộc về những tác phẩm nước ngoài.
Nhiều người cho rằng, văn học mạng là rẻ tiền, là xô bồ, là “khó hiểu”, tuy nhiên, trong số những người đưa ra quản điểm này lại không mấy ai từng đọc qua một tác phẩm văn học mạng khiến giới trẻ “phát sốt” hiện nay. Năm 2018, bộ phim truyền hình “Trần Tình Lệnh” của điện ảnh Trung Quốc được phát trên mạng, sau 50 tập phim, bộ phim đạt được 5,2 tỷ lượt xem. Netflix đã mua lại bản quyền Trần Tình Lệnh và chiếu ở 100 quốc gia khác nhau. Trần Tình Lệnh còn trở thành phim Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 50 phim truyền hình hot nhất toàn cầu năm 2019, do Billboard bình chọn.
Điều đáng nói là bộ phim này được chuyển thể từ tiểu thuyết văn học mạng “Ma đạo Tổ sư” của tác giả Mặc Hương Đồng Khứu. Bộ truyện này được nhiều kênh đọc truyện dịch ra tiếng Việt và thu hút được hàng tỷ lượt người đọc. Điều đáng nói, tác phẩm này mang đầy đủ cả tính giải trí, thông điệp nhân văn xúc động, chận thực về tình cảm con người, cùng với đó là sự biểu đạt phong phú về mặt ngôn ngữ của tác giả (người viết bài này đã đọc tác phẩm 4 lần). Chính vì “truyện hay” nên khi lên phim đã trở thành một làn sóng hâm mộ khủng khiếp trên khắp thế giới. Còn rất nhiều tác phẩm văn học mạng nữa thu hút bạn đọc say mê và chờ đợi được chuyển thể thành phim.
Câu hỏi đặt ra là: văn học mạng có thực sự “rẻ tiền” như một số nhận xét? nên chăng đã đến lúc các tác giả cần “lăn lộn” vào các văn đàn để tìm hiểu xem “người ta” viết gì? độc giả ngày nay đọc gì? xem gì… để nâng cao chất lượng sáng tác của mình, và học hỏi cách họ quảng bá tác phẩm, cách họ tiếp cận với độc giả ra sao. Ở một thử nghiệm khác, hãy thử đăng tác phẩm của mình lên các phương tiện đại chúng, cho khán giả/độc giả một cách tiếp cận gần gũi nhất, sau đó “đếm view” để tự đánh giá, từ đó rút ra bài học cho riêng mình.
Bàn về việc nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm, nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội cũng cho rằng: Một dấu hiệu mới của đời sống văn học, nghệ thuật những năm qua là khuynh hướng hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tích cực tìm tòi, thể nghiệm hình thức diễn đạt mới. Gắn liền với khuynh hướng đó là sự phát triển khá mạnh, có phần xô bồ của các thể loại, các sản phẩm nghệ thuật mang tính thể nghiệm được biểu hiện rõ nhất trong văn học, âm nhạc trẻ, trong hội họa, nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, trong múa hiện đại và sân khấu thể nghiệm...
Sự xuất hiện và phát triển của lực lượng sáng tác trẻ với những dấu hiệu, đặc điểm mới trên hầu hết các loại hình nghệ thuật đem đến một sinh khí mới, triển vọng phát triển mới trong văn học, nghệ thuật thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc chấp nhận và thể hiện chức năng giải trí như là một nhu cầu của công chúng nghệ thuật bên cạnh các chức năng cơ bản khác, là một dấu hiệu mới góp phần mở rộng ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật và đáp ứng một nhu cầu chính đáng của công chúng. Tự do, dân chủ trong sáng tác ngày càng được tôn trọng và mở rộng, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo ngày càng đậm nét trong các sản phẩm văn nghệ.
Bảo Thoa
(còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51