Nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật:

Kỳ 3: Nhìn ra thế giới: Cách mà nền điện ảnh của xứ Hàn bứt phá và lên ngôi

(LĐTĐ) Từ thực tế phát triển của các nền văn học nghệ thuật nổi tiếng thế giới cho thấy, họ đã bắt kịp xu thế hiện đại cả về nội dung lẫn cách tiếp cận, quảng bá tác phẩm. Một minh chứng không thể phủ nhận, đó chính là từ một quốc gia có nền điện ảnh không được biết đến, Hàn Quốc đã bật dậy “thống lĩnh” thị trường phim trong nước và vươn ra thế giới. Đâu là bí quyết cho sự phát triển này và chúng ta học được gì từ các nền điện ảnh?
Kỳ 2: Đã đến lúc cần cởi mở hơn với cách sáng tác mới Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào?

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tiếp nhận tính tổng hợp của 6 loại hình văn học nghệ thuật trước đó và ngày càng hoàn thiện, làm giàu cho ngôn ngữ biểu hiện khá hoàn chỉnh và luôn năng động, hướng tới sự cách tân. Tuy nhiên nếu muốn tạo nên sự hấp dẫn lâu bền đối với khán giả thì những nhà làm phim ngoài việc tư duy sắc bén về ngôn ngữ điện ảnh cũng không thể tách rời cái gốc vững chắc là các quy chuẩn về lối sống, cách nghĩ, tầm vóc của nhân vật; tay nghề và thi pháp của những nhà điện ảnh được vun đắp bởi tính bản địa của văn hoá.

Vì thế các nhà điện ảnh có đủ năng lực tự tin hội nhập, làm nên những mốc sáng chói của điện ảnh thế giới đều mang trong mình một năng lực nội sinh mạnh mẽ; đó là nét riêng, là bản sắc riêng từ văn hóa bản địa của mình. Đó chính là điều làm cho điện ảnh nước này khác biệt với điện ảnh nước kia và mang một đặc trưng dấu ấn khó quên trong lòng khán giả.

Kỳ 3: Nhìn ra thế giới: Cách mà nền điện ảnh của xứ Hàn bứt phá và lên ngôi
Điện ảnh Hàn Quốc đã bật dậy “thống lĩnh” thị trường phim trong nước và vươn ra thế giới

Theo thạc sĩ, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng, từ thực tế phát triển của các nền điện ảnh nổi tiếng trên thế giới, có thể điểm qua hành trình tồn tại và phát triển đi lên của một số nền điện ảnh tiêu biểu ở Châu Á như điện ảnh Trung Quốc và điện ảnh Hàn Quốc.

Điện ảnh Trung Quốc, sau nhiều thập niên được sản xuất theo chủ đề thời vụ, các nhà làm phim Hoa ngữ (bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) tập trung ngược về cội nguồn, khai thác nguồn tài nguyên vô tận là lịch sử cổ đại và trung đại của nước này. Có thể nói trong việc làm phim lịch sử khó có nền điện ảnh nào vượt được điện ảnh Trung Quốc. Tuy nhiên, nền điện ảnh nước này thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ vào thập niên 1980-1990 với sự nổi lên của thế hệ điện ảnh thứ 5 với các tên tuổi như: Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu, Điền Tráng Tráng… Họ là thế hệ các nhà làm phim tốt nghiệp sau cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình bằng phong cách làm phim về đề tài mang tính đột phá. Những tác phẩm ấn tượng của điện ảnh Trung Quốc như “Đèn lồng đỏ treo cao”, “Phải sống”, “Cao lương đỏ”, “Xe đạp Bắc Kinh”, “Ngọa hổ tàng long”, “Anh hùng”… đã thành công và đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp điện ảnh mới ở Trung Quốc, đạt doanh thu cao ở Châu Á và thị trường Mỹ.

Còn với nền điện ảnh Hàn Quốc? từ một quốc gia có nền điện ảnh ảm đạm, Hàn Quốc đã bật dậy thống lĩnh thị trường phim trong nước và xuất khẩu phim sang nhiều quốc gia, không chỉ tại châu Á. Đâu là "bí quyết" cho sự phát triển này?

“Cuối những năm thập niên 1980, điện ảnh Hàn Quốc được giới làm phim quốc tế đánh giá cao nhưng vô cùng ảm đạm về mặt doanh thu vì khẩu vị khó xơi”, nhà biên kịch Trần Thị Thanh Hồng nói. Vào thời điểm này, một năm, số phim ra rạp chỉ đếm trên đầu ngón tay, khách đến rạp thưa thớt do tư duy làm phim cũ kỹ, xa rời cuộc sống hiện tại.

Cơn ác mộng ập đến với các nhà làm phim Hàn khi vào năm 1988, chính phủ Hàn Quốc dưới áp lực của Mỹ phải loại bỏ đạo luật cho phép các rạp chiếu trong nước chiếu phim nội địa ít nhất 106 ngày trong năm. Người Hàn xem đây là ngày "tang lễ” của điện ảnh khi 98% phim được chiếu tại rạp là phim Mỹ. Thế nhưng, cũng chính động thái này đã giúp các nhà làm phim và cả chính phủ nhận thấy 2 yếu tố tích cực từ Hollywood: Tính giải trí của một bộ phim và sự loại bỏ hệ thống phân vùng.

Việc tiếp xúc với tư tưởng mới từ Mỹ và thế giới đã "khai thông" tư tưởng cho các nhà làm phim, thổi luồng gió tươi trẻ vào điện ảnh Hàn dẫu không phải mọi tên tuổi lớn trong công cuộc phục hưng điện ảnh đều đi học từ phương Tây.

Từ năm 1996, điện ảnh Hàn tăng trưởng liên tục về cả doanh thu nội địa và tỷ lệ phần trăm chiếm lĩnh của phim nội. Năm 1999 trở thành cột mốc lịch sử của điện ảnh Hàn với sự ra đời của bộ phim “Shiri” (đạo diễn Kang Je Gyu) khi doanh thu phòng vé đạt 60 triệu USD, với 6,5 triệu lượt xem, vượt cả siêu phẩm “Titanic” 2 năm trước đó với 4,3 triệu lượt xem.

Kỷ lục về lượng khán giả xem phim liên tục bị phá vỡ từng năm khiến nhiều quốc gia phải thèm thuồng, ngưỡng mộ (tăng đều từ 40% doanh thu phim nội địa vào năm 1999 lên 65% vào năm 2006). Bước sang thế kỷ XXI, điện ảnh Hàn "làm mưa làm gió” tại thị trường trong nước với hàng loạt phim vượt mốc 10 triệu lượt xem, đây là bước nhảy vọt của điện ảnh Hàn Quốc. Các nhà sản xuất phim Hàn Quốc luôn xác định mục tiêu chính là làm phim giải trí, và thị trường chính là phục vụ khán giả trong nước. Hiện, Hàn Quốc là một trong số vài quốc gia trên thế giới ít bị ảnh hưởng và họ cạnh tranh sòng phẳng với những bộ phim đến từ Hollywood. Tư duy của những người làm điện ảnh Hàn Quốc là họ coi điện ảnh là một bộ phận của công nghiệp văn hóa chính vì vậy họ huy động sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn, xã hội hoá Điện ảnh - Truyền hình để phát triển.

Cho đến nay điện ảnh Hàn Quốc vẫn đang phát triển khá mạnh mẽ với phong cách sáng tạo riêng mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc và không ngừng khẳng định vị trí của mình trên thị trường điện ảnh quốc tế.

“Đối với điện ảnh Việt Nam - một đất nước có nền điện ảnh ra đời sau, đến nay trải qua 60 năm tồn tại và phát triển, việc tăng cường chất lượng sáng tác, quảng bá các tác phẩm điện ảnh là vấn đề cấp thiết trong việc phát triển nền điện ảnh dân tộc đối với khán giả trong và ngoài nước, khẳng định chỗ đứng của điện ảnh Việt Nam đối với sự hội nhập của điện ảnh thế giới”, thạc sĩ Trần Thị Thanh Hồng khẳng định sự cấp thiết của việc tăng cường chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm.

Nhà biên kịch cũng nhìn nhận rằng, một thực tế những năm gần đây xuất hiện không ít tác phẩm điện ảnh được làm một cách dễ dãi, hời hợt về cốt truyện, tư duy nghệ thuật rối rắm; nhiều bộ phim hài nhảm từ tên phim đến diễn xuất của diễn viên khiến khán giả tẩy chay, rạp chiếu vắng khách, ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của các nhà làm phim chân chính và hết lòng vì nghệ thuật.

Một nền điện ảnh chỉ thực sự phát triển và nâng cao được chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật cần có sự chung tay của các cấp các ngành, cần có những chiến lược giải pháp hợp lý và thực tế, đồng bộ để giúp các nhà làm phim say mê sáng tác, tự tin thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật qua các tác phẩm của mình, giúp khán giả có thể cảm nhận và ngày càng yêu phim Việt Nam và có thể tiếp cận nhiều hơn nữa với các tác phẩm điện ảnh xuất sắc được sản xuất trong nước.

Bảo Thoa

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động