Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào?
Thành tựu Văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội Nâng tầm tác phẩm văn học để “kích cầu” độc giả |
Chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật ở bất kỳ thời điểm nào cũng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự tồn tại của tác phẩm nói riêng và sự tồn tại của thời kỳ văn học nghệ thuật hưng thịnh nói chung. Thời của công nghệ số đến một cách vô cùng nhanh chóng và ồ ạt khiến cho nhiều nhà sáng tác không bắt kịp thời đại, thậm chí ngỡ ngàng với những đổi thay. Chính vì vậy, bài toán “nâng cao chất lượng sáng tác” và “quảng bá” các tác phẩm văn học nghệ thuật luôn được nhắc đến nhưng bấy lâu nay vẫn còn loay hoay trong phạm vi “luận bàn”.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho rằng, “trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội là phương tiện “ngon, bổ, rẻ” miễn phí, lan tỏa nhanh và rộng khắp”, điều đó hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một thực tế rằng, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, lí luận phê bình văn học nghệ thuật… sáng tác nhiều không có tiền in sách, nếu xếp hàng được tài trợ in sách, đa phần đều bán không ai mua, chủ yếu biếu tặng. Tranh, tượng, ảnh nghệ thuật, đĩa nhạc, đĩa phim… sản xuất phục vụ triển lãm, liên hoan chủ yếu đưa về nhà lưu trữ, không có đầu ra. Việc đăng báo – tạp chí, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương và trung ương rất hạn chế, rất khó chen chân.
“Điểm danh” một vài lĩnh vực văn học nghệ thuật sẽ cho chúng ta thấy thời đại công nghệ số đã gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào.
Ngành nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành tiếp cận với công chúng nhanh nhất và trực tiếp nhất, nhưng thời gian vừa qua nhiều nhà hát đã phải đóng cửa (ngay cả trước thời kỳ diễn ra dịch bệnh Covid-19). Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet đang tác động đến mọi hoạt động của biểu diễn nghệ thuật sân khấu.
Một ví dụ đơn giản và thực tế, ngày nay ai cũng có thể hát, múa, nhảy, quay lại video rồi đăng trên các mạng xã hội. Hoặc trong sân khấu xiếc, diễn viên có thể kết hợp với những màn xiếc ảo qua xử lý bằng công nghệ khiến cho tiết mục kỳ bí hơn rồi phát trên internet, khiến cho nghệ thuật trực tiếp khó có thể thu hút khán giả đến xem…
Những kênh "sách nói" trên mạng xã hội nhiều không đếm xuể (ảnh minh họa chụp từ youtube) |
Hay từ một lĩnh vực khác, đó là văn học. Văn học từ trước đến nay vốn thu hút một lượng độc giả hùng hậu mọi lứa tuổi. Trong nhiều thập kỷ qua, dường như không có tên tuổi nào vượt qua được những văn nghệ sĩ bậc thầy như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài…. phải chăng vì các tác giả văn học truyền thống ngày nay viết không hay?
Có lẽ không hẳn vậy, thời đại nào cũng có những cây bút đặc biệt đại diện cho văn chương của thời đại ấy, nhưng có lẽ thời công nghệ số đang nhấn chìm cơ hội sáng tác của họ. Lướt qua các trang đọc sách miễn phí trên internet có thể thấy một số trang truyện có lượng độc giả truy cập vô cùng lớn như truyenfull.com, wattpad.com, santruyen.com, dembuon.vn… Tại đây, độc giả được đọc nhiều thể loại truyện từ các nguồn truyện nước ngoài, những tác phẩm giải trí nổi tiếng, truyện dịch, truyện tranh… thậm chí cả những truyện chưa xuất bản sách được các dịch giả dịch từ trang văn học nước ngoài. Còn nữa, là các trang “sách nói” miễn phí trên youtube, facebook… làm luôn nhiệm vụ đọc sách hộ người nghe, chỉ cần mở điện thoại lên là được thưởng thức những bộ sách hay nhất được phát dạng audio…
Với những phương tiện đọc sách “ngon, bổ, miễn phí” như vậy, thì ai sẽ tìm những tác phẩm văn học truyền thống qua các sạp sách để mua? Có lẽ số lượng chỉ còn thưa thớt đếm được trên đầu ngón tay. Chính điều này đã khiến các tác giả văn học truyền thống choáng váng và nản trí. Cũng có một số tác giả nhanh nhạy bắt nhịp vào thời đại công nghệ số, tích cực quảng bá tác phẩm của mình bằng một vài cuộc họp báo ra mắt hoặc một vài bài báo điện tử, nhưng cũng sẽ chìm ngay đi trong khoảng một thời gian ngắn.
Tác giả viết bài này đã từng dành nhiều thời gian để quan sát các nhà sách tại phố Đinh Lễ, Phố Sách, một số nhà sách nổi tiếng như Nhà sách Cá Chép, Nhà sách Nhã Nam... để nhận thấy quầy sách văn học truyền thống, lịch sử, những tác phẩm “đi cùng năm tháng” thường vắng hoe, còn các quầy sách giải trí, chủ yếu là sách dịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. thì vô cùng náo nhiệt.
Tác giả thế hệ 8x Ngô Hoàng Anh (nổi tiếng với tiểu thuyết “Nếu có một linh hồn yêu em”) từng tốt nghiệp chuyên ngành Văn học – Đại học Tổng hợp Miền nam Liên bang Nga, trước đây rất tâm huyết với dòng văn học giải trí, nhưng sau nhiều năm cố gắng, cô cho biết bản thân khá choáng với tốc độ phát triển văn hóa đọc thời nay.
“Văn học mạng ở các nước phát triển vô cùng nở rộ, thậm chí nhiều tác giả văn học mạng còn vừa đăng bài, vừa sáng tác những tác phẩm của mình. Với tốc độ sáng tác gấp gáp như vậy, sự cạnh tranh giữa các tác giả, tác phẩm "được Publish" luôn rất cao, đòi hỏi người viết phải giữ được phong độ ngòi bút vững vàng, liên tục cho ra mắt những tác phẩm thu hút, thỏa mãn kì vọng người đọc. Sự đảm bảo về cả chất lượng lẫn tốc độ này rất đáng để chúng ta học hỏi và tham chiếu tới chất lượng văn học trong nước hiện tại”, nhà văn Ngô Hoàng Anh nhận xét.
Có thể thấy, hầu như mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật đều bị tác động lớn của thời đại công nghệ số khiến nhiều tác giả sáng tác theo lối truyền thống không khỏi lúng túng để bắt nhịp.
Bảo Thoa
(còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40