Nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật:

Kỳ 2: Đã đến lúc cần cởi mở hơn với cách sáng tác mới

(LĐTĐ) “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, ta phải là người tốt với những phẩm chất cao quý, địch phải là những kẻ xấu xa”, có lẽ đó là những lối sáng tác đã ăn sâu vào quan điểm của nhiều thế hệ, mà cho đến hôm nay, nên chăng cần “cởi trói” để văn học nghệ thuật được tự do với đôi cánh của riêng mình?
Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào? Kỳ 1: Công nghệ số gây “choáng” cho các tác giả văn học nghệ thuật truyền thống như thế nào?

Nhà văn Y Ban đã đặt một câu hỏi đáng suy ngẫm: “Vụ mùa của văn chương là bao nhiêu năm? năm năm, mười năm, hay hai mươi năm?”, và chúng ta chờ đợi bao lâu để có những tên tuổi “làm thay đổi xu hướng sáng tác”.

Nhìn lại nền văn học Việt Nam trong những năm qua, Nhà văn Y Ban đưa ra hai trào lưu sáng tác chủ yếu. Thứ nhất là tiểu thuyết lịch sử và sự giải thiêng (hiểu theo nghĩa đơn là làm mất hay xóa bỏ tính thiêng liêng của một đối tượng nào đó). Xu hướng viết tác phẩm văn học để giải thiêng lịch sử bắt đầu từ những thập niên 80 của thế kỷ trước mà một trong những nhà văn để lại dấu ấn đậm đặc nhất là Nguyễn Huy Thiệp với những truyện ngắn viết về các danh nhân lịch sử như Phẩm tiết, Vàng son, Kiếm sắc…

Qua thế kỷ 21 các nhà văn mê đề tài lịch sử không dừng lại ở thể loại truyện ngắn mà chuyển qua viết những bộ tiểu thuyết đồ sộ. Nguyễn Xuân Khánh với “Hồ Quý Ly” và “Đội gạo lên chùa”. Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ đến gần 7000 trang viết, “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý”. Hay một số tác phẩm như “Minh sư” của Thái Bá Lợi, “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang. “Chim ưng và chàng đan sọt” của Bùi Việt Sỹ…

Những tác phẩm kể trên đều đã nhận được các giải thưởng văn học và được đánh giá cao. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận độc giả.

Tác phẩm “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân sau khi đoạt giải A cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức thì ngay sau đó đã bị dư luận chỉ trích vì những trang sách mô tả tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ là những kẻ võ biền, ít học; Nguyễn Trãi bị đẩy vào thế cô đơn không biết tâm sự cùng ai phải trải lòng với tướng bại trận nhà Minh…

“Chim ưng và chàng đan sọt” của tác giả Bùi Việt Sỹ đoạt giải B (không có giải A) trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 4 cũng do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và giải Sách hay Quốc gia thì liền bị dư luận chỉ trích vì sự miêu tả cảnh ái ân trần trụi giữa Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy, vợ của con trai Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn..

Xu hướng thứ hai là xu hướng viết hồi ký chiến tranh. Cuốn đầu tiên để lại dấu ấn khá mạnh về xu hướng này là “Quân khu Nam Đồng” của tác giả Bình Ca, xuất bản năm 2015; tiếp theo là “Lính Tây Nam” của tác giả Trung Sỹ; “Lính Hà” của Nguyễn Ngọc Tiến; “Mùa chinh chiến ấy” của Đoàn Tuấn; “Lính bay” của Đoàn Phú Thái; “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến…

Đặc điểm chung của các tác giả này là họ đã từng là lính, những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Họ trực tiếp cầm súng đánh địch nên những trang viết của họ thấm đẫm cảm xúc. Họ không phải là nhà văn, họ đã sống và chiến đấu như thế nào thì thật thà kể lại trong hồi ức. Chính sự giản dị, thật thà và đầy ắp tư liệu đó đã hấp dẫn người đọc.

Tác giả Vũ Công Chiến kể lại trong “Hồi ức lính” cuộc đào ngũ tập thể đã được lên kế hoạch từ trước, hoặc sự bồng bột của tuổi trẻ khi lính cùng đồng loạt thò súng qua cửa sổ tàu để xả đạn trên cánh đồng vắng trong tác phẩm “Lính Tây Nam” của Trung Sỹ. “Sự thật thà” đó đã lý giải vì sao sau hơn 40 năm người lính mới dám viết về những hồi ức chiến tranh. Phải có một độ lùi thời gian nhất định thì sự thật mới được phơi bày. Không có một ai được sinh ra trên đời này để làm một người lính tham gia vào cuộc chiến tranh. Chỉ có chiến tranh buộc họ phải vào lính.

Từ góc nhìn của nhà văn Y Ban, có thể liên tưởng tới một vài tác phẩm điện ảnh lịch sử Âu – Mỹ. Bộ phim “Hiệp sĩ đầu tiên” là một tác phẩm điện ảnh trữ tình về huyền thoại xứ Camelot - Công nương Guinevere giằng xé giữa lòng trung thành với chồng và tình yêu ngày càng lớn với đối thủ của ngài. Hay “Vua Arthur: Truyền thuyết về thanh kiếm” cũng là phiên bản lịch sử kinh điển của Vua Arthur, một trong những vị vua nổi tiếng nhất của tiểu thuyết điện ảnh. Đối với đề tài chiến tranh, có thể kể đến “Bản danh sách của Schindler”, bộ phim được đánh giá cao về đề tài chiến tranh, ám ảnh người xem khi khắc họa rõ rệt, chân thật thời kỳ đen tối, thảm khốc trong những năm tháng thuộc thế chiến thứ II. “Giải cứu binh nhì Ryan” cũng đi sâu vào cuộc đời cũng như nghề nghiệp của người lính bắn tỉa, đồng thời, phim đưa người xem trở về với cuộc chiến Omaha đầy rẫy sự chết chóc với những giây phút bất tử của người lính, nhưng cũng mô tả chân thực sự sợ hãi chiến tranh và sự hèn nhát thẳm sâu trong mỗi con người trước cái chết.

“Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, ta phải là người tốt với những phẩm chất cao quý, địch phải là những kẻ xấu xa”, có lẽ đó là những lối sáng tác đã ăn sâu vào quan điểm của nhiều thế hệ, mà cho đến hôm nay, nên chăng cần “cởi trói” để văn học nghệ thuật được tự do với đôi cánh của mình. Đã đến lúc cần cởi mở hơn với cách sáng tác mới, chấp nhận các thông điệp nhân văn đan xen với thẩm mĩ giải trí, thay vì lên án, đánh giá, so sánh theo quan niệm “hoài cổ”, để các tác giả có thể không còn phải đắn đo khi đặt bút viết lên một tác phẩm hay một kịch bản mới.

Bảo Thoa

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động