Kỳ 1: Người dân càng tin vào Đảng...
Hội nghị lần thứ năm, BCH TW khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18 để khắc phục những bất cập về đất đai theo đúng tính thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững" (Ảnh: TTXVN) |
Đất đai với người dân vốn như máu với thịt. Xưa trong màn đêm nô lệ, nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng, để giải phóng dân tộc với mục tiêu độc lập - tự do, đưa quyền làm chủ về tay nhân dân, Đảng ta đã đưa ra lời “hiệu triệu”: “Đánh đuổi thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc; đánh đổ phong kiến người cày có ruộng”. Nghe theo Đảng, cả dân tộc đã đứng dậy cùng Việt Minh làm nên cuộc cách mạng tháng Tám long trời, lở đất. Đất nước được độc lập, người cày được có ruộng. Cuộc sống bước sang một trang sử mới.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đất đai dần trở thành loại hàng hóa, thậm chí là hàng hóa đặc biệt. Để khơi thông nguồn lực đất đai, năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”. Tiếp đó, năm 2013, Quốc hội cũng thông qua Luật Đất đai (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014). Đây chính là những nền tảng quan trọng để hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước về đất đai.
Tuy nhiên, do thực tế có sự buông lỏng công tác quản lý, đặc biệt ở cấp địa phương dẫn đến những hệ lụy đến nay chưa thể giải quyết dứt điểm. Đó là tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai, trong đó chủ yếu thu hồi đất đền bù chưa thỏa đáng; quy hoạch treo, dự án treo Những vụ khiếu kiện kéo dài, vượt cấp gây bức xúc trong nhân dân, làm mất an toàn xã hội… Nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, buông lỏng quản lý gây thất thoát liên quan đến đất đai đã, đang được xử lý; nhiều cán bộ bị kỷ luật về Đảng, những vụ việc này không chỉ làm mất niềm tin trong nhân dân mà cũng là cớ để các thế lực thù địch “rêu rao” trên không gian mạng về cái gọi là “cội nguồn” dẫn đến tiêu cực, tham nhũng đất đai ngày một nhiều. Các thành phần này kêu gọi, Đảng, Nhà nước phải sửa Hiến pháp, sửa Nghị quyết để đất đai phải thuộc sở hữu tư nhân như một số quốc gia, không thể để “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Không cần phải cái gọi là "tư hữu về đất đai", người dân vẫn có quyền sử dụng diện tích rất lớn để sản xuất, Nhà nước chỉ thu hồi khi phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, dân sinh và chuyển đổi mục đích để phát triển kinh tế (Ảnh: Người dân canh tác cà phê ở Tây Nguyên - TTXVN) |
Như đã đề cập, là một nước nông nghiệp, “đất với dân như máu với thịt”, nên trước cách mạng tháng Tám, Đảng đã ra lời hiệu triệu “đánh đuổi thực dân, đế quốc giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến người cày có ruộng” và sau khi nước nhà độc lập, vấn đề đất đai luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Rất nhiều cơ chế, chính sách về đất đai đã được ban hành nhờ đó đảm bảo hành lang pháp lý cho người dân được sử dụng hợp pháp nguồn lực đất đai. Từ thành thị, đến nông thôn, người dân đều được tiếp cận đất đai một cách dễ dàng, Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp về đất, sở hữu về nhà cho nhân dân. Nhiều người làm giàu từ đất đai; nhà nước không khống chế hạn điền, nhờ đó nhiều cánh đồng mẫu lớn do nhân dân sử dụng ngày nhiều…
Song muốn trở nên giàu có, chúng ta không thể mãi là “đất nước nông nghiệp”. Chính vì thế, Đảng ta đã chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó đó có việc chuyển đổi một số diện tích đất sang mục đích khác để khai thác giá trị gia tăng như làm khu công nghiệp, nhà máy, khu du lịch. Tuy nhiên, bất luận hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước đều đặt lợi ích người dân lên trên hết. Chỉ vì cơ chế, chính sách mà cụ thể Luật Đất đai hiện hành đã nảy sinh một số bất cập, tạo “kẽ hở” để một số kẻ có chức quyền lợi dụng làm sai “chủ trương của Đảng”, “pháp luật của Nhà nước” dẫn đến những sự vụ đáng tiếc như thời gian vừa qua.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, nhưng Đảng không làm thay Nhà nước; Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, quyền lực Nhà nước là thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và thực tiễn của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay không có mục đích gì hơn là phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Bởi vậy, vấn đề “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” là một phạm trù xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai là của toàn dân, Nhà nước chỉ “đại diện” chủ sở hữu và thống nhất quản lý (về mặt pháp luật). Nhà nước luôn lấy pháp luật bảo hộ quyền sở dụng đất đai và sở hữu nhà ở cho nhân dân, nhưng “tuyệt đối” không được tư nhân hóa đất đai bởi điều này sẽ tạo ra những hệ lụy nguy hiểm. Do đó, việc cổ xúy hay đổ lỗi chuyện quy định đất đai sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu là căn nguyên gây ra khiếu kiện, tham nhũng, tiêu cực là không đúng, không có cơ sở.
Là Đảng cầm quyền, Đảng được thành lập và rèn luyện bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh Kính yêu, nên Đảng ta trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo luôn thấm nhuần lợi dạy của Bác: “Việc làm gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì tránh”. Lấy tinh thần cầu thị vì nước, vì dân làm trọng tâm, nên khi nhận thấy những vấn đề bất cập về đất đai, đặc biệt số vụ khiếu kiện về đất đi liền với cán bộ quản lý bị khởi tố, điều tra, cảnh cáo có xu hướng tăng, Đảng đã lắng nghe dư luận, “nghe tiếng nói dân”, nghiên cứu thấu đáo và kịp thời ban hành Nghị quyết mới về đất đai.
Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Nghị quyết số 18 có một số điểm mới cực kỳ quan trọng. Cụ thể như bỏ khung giá đất, có phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; Đánh thuế cao hơn đối với người sở hữu nhiều nhà, đất; Giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; có quy định cụ thể bồi thường, hỗ trợ tái định cư nếu người dân bị thu hồi đất; Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp...
Nghị quyết số 18 sẽ chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch manh mún, dự án treo và không còn cơ chế 2 giá, tất cả vì lợi ích của nhân dân (Ảnh: L.Hà) |
Theo các chuyên gia cũng như đánh giá của dư luận nhân dân, việc Trung ương kịp thời ban hành Nghị quyết số 18 làm kim chỉ nam cho sửa đổi Luật Đất đai 2013. Nghị quyết này không chỉ khơi thông, làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản mà quan trọng thể hiện ý nguyện lấy “người dân làm trung tâm”, một Nghị quyết vì dân. Nghị quyết đã góp phần giải quyết bất cập gây ra những tận cùng xung đột lợi ích vừa qua đó là: Bãi bỏ cơ chế 2 giá, thiết lập giá đền bù theo thị trường; doanh nghiệp muốn đầu tư phải tuân thủ đúng quy hoạch, chính quyền, doanh nghiệp phải tạo chỗ ở mới (mặt bằng đất sạch cho việc tái định cư) mới có quyền thu hồi đất của dân.
Bình luận về vấn đề này, ông Mai Hồng, nguyên giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây là một nghị quyết mang tính đột phá, nói là lịch sử cũng không sai. Vì nó tạo tiền đề giải quyết mâu thuẫn âm ỉ rất lâu dẫn đến xung đột lợi ích đó là một số nơi chính quyền buông lỏng quản lý, thậm chí cấu kết với doanh nghiệp, “lách luật” để thực hiện việc quy hoạch, lấy đất của dân bừa bãi. Thu hồi giá thấp để doanh nghiệp bán giá cao.
“Lật thuyền mới biết dân là nước”- chúng ta làm cách mạng cũng phải dựa vào dân, nên một khi người dân có quá nhiều tâm tư, bức xúc gửi đến Đảng, Nhà nước và đã được Đảng ta lắng nghe, điều chỉnh kíp thời thì nói đây là nghị quyết Ý Đảng- Lòng dân cũng không sai”, ông Hồng cho hay.
Còn một số người dân là cán bộ, đảng viên về hưu ở phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho hay: Qua phương tiện thông tin đại chúng và đọc kỹ trên mạng Nghị quyết 18 của Trung ương, chúng tôi rất vui. Vui vì Đảng đã nhìn thấy những bất cập, vui vì Đảng đã thấu hiểu lòng dân và tin dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ không còn cảnh người dân mất đất vì dự án treo; người dân mất đất vì một số cấp chính quyền cấu kết với doanh nghiệp “lách luật” để lấy đất đền bù với giá rẻ đến mức người dân không thể mua đất để ở vì giá quá cao, sau phân lô, bán nền hoặc chuyển đổi để kiếm lời như đã và đang diễn ra tại một số địa phương, làng quê hiện nay. Nghị quyết số 18 của Đảng thực sự vì dân, hợp lòng dân!
(Còn tiếp)
Bài viết cùng chủ đề
Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15