Những đạo luật “thép” vì sự bình yên của nhân dân

Kỳ 1: Khi mọi ngóc ngách của đời sống đều được “phủ” luật

(LĐTĐ) Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, suốt chặng đường gần 80 năm qua, Quốc hội luôn hoàn thành sứ mệnh, vai trò của mình trước Đảng và Nhân dân.
Bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 Trình Quốc hội xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2022 Dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án

Cùng với sự vào cuộc tích cực, chung sức, đồng lòng, trách nhiệm cao của Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội... với vai trò là cơ quan soạn thảo - Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiều năm qua đã không ngừng đổi mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật (dự án luật)...

Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ Quốc hội Khóa X - XIV, hoạt động lập pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội và dần chuyên nghiệp hơn. Trong vòng 30 năm, Quốc hội đã ban hành được 460 đạo luật, 516 Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 148 pháp lệnh bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội như: Tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền công dân, kinh tế, doanh nghiệp, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, tư pháp…

Kỳ 1: Khi mọi ngóc ngách của đời sống đều được “phủ” luật
Những đạo luật được Quốc hội thông qua thực sự đi vào cuộc sống (ảnh minh họa)

Nổi bật là kỳ họp Quốc hội Khóa XIII, đây là kỳ họp đã đạt kỷ lục về số lượng Luật được ban hành bao gồm Hiến pháp 2013 và 108 đạo luật. Quốc hội Khóa XIV tiếp tục nâng cao chất lượng lập pháp, đi sâu sửa đổi và ban hành các đạo luật trên các lĩnh vực cụ thể điều chỉnh tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, các đạo luật chuyên ngành thích ứng với giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, cùng yêu cầu đổi mới trong phát triển đất nước và quan hệ quốc tế đặt ra. Với 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được Quốc hội XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.

Bên cạnh đó, ngay tại 4 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 13 luật, 40 Nghị quyết… các Luật được ban hành nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời, quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược, dài hạn; tiếp tục góp phần quan trọng thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế và sự tương thích của hệ thống pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời mở ra những cơ hội mới để Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy, cùng với việc ban hành các Bộ luật nhằm hoàn thiện các thể chế kinh tế, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Quốc hội Việt Nam còn ban hành nhiều Bộ luật “thép” nhằm phục vụ chiến lược bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự… Tiêu biểu phải kể đến các Bộ luật như: Luật Quốc phòng; luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; luật Công an nhân dân; luật An ninh mạng; luật Biên phòng Việt Nam; luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật Hình sự; luật khiếu nại, tố cáo; luật Tạm giam, tạm giữ…

Điển hình trong các bộ luật mang chất “thép” được Quốc hội thông qua trong quá xây dựng, phát triển đất nước phải kể đến đó là Bộ luật Hình sự. Trong hệ thống pháp luật của nước ta thì có thể nói rằng Bộ luật Hình sự (ra đời đầu tiên năm 1985) là văn bản đưa ra các quy phạm pháp luật mang tính răn đe nhất dành riêng cho những hành vi vi phạm được coi là tội phạm. Chính vì vậy, Bộ luật này giữ vai trò cũng như những nhiệm vụ đặc trưng, góp phần thay đổi tích cực sự ổn định của xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật.

Các quy định của Bộ luật Hình sự và các nội dung trong Luật sửa đổi, bổ sung đã thể hiện rõ tinh thần chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm với phương châm giáo dục, phòng ngừa là chính; kết hợp với răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi công dân, chủ động tham gia công tác phòng, chống tội phạm; phát huy được sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức chính trị xã hội.

Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Bộ luật gồm có 3 Phần, 26 chương, 426 điều. Bộ luật đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

Để luật pháp được thượng tôn - Kỳ 1: Những đạo luật “thép”
Luật Phòng, chống tham nhũng hướng đến mục tiêu xây dựng một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế theo hướng phi tội phạm hóa đối với một số tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đó…

Còn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 12/6/2018, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua luật An ninh mạng. Luật gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về an ninh mạng là ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại; xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng và tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, lần đầu tiên, Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua vào năm 2005. Sau đó, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã khắc phục hạn chế, bất cập mà qua tổng kết 10 năm thi hành luật cũ đã chỉ ra. Đó là những hạn chế bất cập về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kể từ các biện pháp công khai minh bạch, quy định về kiểm soát, xung đột lợi ích, quy định về quy tắc ứng xử, quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ… lần này đều được sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, có thể thấy, cùng với việc ban hành các bộ luật nhằm hoàn thiện các thể chế kinh tế, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Quốc hội Việt Nam còn ban hành nhiều bộ luật “thép” nhằm phục vụ chiến lược bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự… Tiêu biểu phải kể đến các bộ luật như: Luật Quốc phòng; luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; luật Công an nhân dân, luật An ninh mạng; luật Biên phòng Việt Nam; luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật Hình sự; luật Khiếu nại, tố cáo; luật Tạm giam, tạm giữ…

(Còn nữa)

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động