Dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án
Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội đề xuất được sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức |
Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Trên cơ sở rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tư pháp đề xuất ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Kết luận của Bộ Chính trị về việc tổng kết thực hiện các nghị quyết về tư pháp, pháp luật; các yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, ưu tiên đề xuất vào Chương trình các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp...
Một phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật năm 2022. (Ảnh: VGP) |
Đề nghị về Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023 cần đảm bảo tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án vào Chương trình năm 2023. Đồng thời, tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan soạn thảo, thẩm tra nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo và thẩm định, thẩm tra. Đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, các nguyên tắc và để bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa Chương trình năm 2023 và năm 2024, dự kiến Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 6 dự án và dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2024 gồm 11 dự án.
Ngoài ra, còn một số đề nghị xây dựng luật các bộ, cơ quan ngang bộ đang xây dựng hoặc đang hoàn thiện nhưng chưa được trình, báo cáo Chính phủ hoặc Thường trực Chính phủ xem xét, thông qua, nên Bộ Tư pháp chưa có cơ sở để tổng hợp, đưa vào Đề nghị về Chương trình năm 2024.
Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 7, Chương trình thông qua dự kiến gồm 6 dự án là: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Phát triển công nghiệp, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6.
Chương trình cho ý kiến dự kiến có 5 dự án là: Luật Dân số (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Tại Kỳ họp thứ 8, Chương trình thông qua dự kiến có 5 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, và chưa có dự án nào đề xuất cho Chương trình cho ý kiến.
Bên cạnh đó, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, còn 17 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp cần được nghiên cứu, đề xuất lập đề nghị đưa vào Chương trình năm 2023 - 2024 theo tiến độ được xác định tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.
Để đảm bảo tiến độ và kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31