Bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
Đánh giá đầy đủ tác động của dịch Covid-19, tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) Xem xét sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong Chương trình xây dựng luật năm 2022 |
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, trong đó làm rõ hơn quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua các giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về phạm vi của dự án Luật, đã phân định rõ giữa công tác khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng, theo đó, tại dự án Luật này sẽ chỉ quy định về vấn đề khám bệnh, chữa bệnh và các nội dung liên quan đến dự phòng, bao gồm: Nâng cao sức khỏe (bao gồm các vấn đề về dinh dưỡng và dự phòng các rối loạn tâm thần), phòng, chống bệnh truyền nhiễm, quản lý bệnh không lây nhiễm và quản lý sức khỏe người dân sẽ được quy định trong dự án Luật Phòng bệnh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình của Chính phủ. (Ảnh: Quốc hội) |
Bên cạnh đó, việc cho phép sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế để chi cho một số hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có tính chất dự phòng như tầm soát ung thư sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm y tế.
Đồng thời, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát lại toàn bộ các chính sách để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh, làm rõ hơn quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”, cụ thể đã chỉnh lý và hoàn thiện 10 nhóm chính sách, trong đó tập trung đánh giá tác động đối với quy định bỏ cấp phép hành nghề đối với chức danh y sĩ; kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề; phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi; bảo đảm an ninh, an toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…
Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã chỉnh lý Báo cáo tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 theo hướng cập nhật, bổ sung, phân tích làm rõ hơn các tồn tại, bất cập trong quá trình thi hành luật giai đoạn 2019-2021, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, bổ sung đánh giá về tình hình thực hiện thí điểm mô hình bác sĩ gia đình; đánh giá về tình hình quy định liên doanh, liên kết thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cung cấp dịch vụ y tế giữa các cơ sở y tế Nhà nước với cơ sở y tế tư nhân…
Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Thẩm tra đề nghị của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, hồ sơ do Chính phủ trình cơ bản đã có đủ các loại tài liệu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Toàn cảnh Phiên họp. (ảnh: Quốc hội). |
Để bảo đảm chất lượng chuẩn bị dự án Luật, nhiều ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ như: Bổ sung ý kiến của Bộ Tài chính, nhất là về vấn đề quy định giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tập trung đánh giá sâu hơn về vấn đề xã hội hóa dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ khám chữa bệnh, công tác quản lý Nhà nước trong khám chữa bệnh…
Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành cao với sự cần thiết sớm sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Đồng thời, khắc phục các hạn chế, bất cập trong thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh thời gian qua; bổ sung, hoàn thiện các quy định đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh khi phát sinh tình huống đặc biệt chưa có tiền lệ như đại dịch Covid-19; giải quyết những vấn đề mới đặt ra để phát triển, hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh…
Về thời điểm trình Quốc hội, đa số các Ủy ban của Quốc hội cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ về tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Sau khi xem xét, cho ý kiến, với 100% ủy viên tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25